Phẫu thuật hàm thẳng chủ yếu là phẫu thuật cắt hàm trên hoặc hàm dưới, tái điều chỉnh vị trí sau đó cố định lại để đạt được hiệu quả của việc điều chỉnh khớp cắn đối xứng trên khuôn mặt, điều chỉnh khuôn mặt và cải thiện chức năng khớp cắn hiệu quả.
Quá trình điều trị chung được chia thành ba giai đoạn.
1. Bác sĩ nha khoa điều chỉnh ban đầu sắp xếp răng hàm trên và hàm dưới, bước này mất khoảng 3-6 tháng, 2. Chờ vị trí ban đầu của răng vững chắc, chuyển đến bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa. Sau phẫu thuật hai tháng khi xương trong tình trạng ổn định, 3. Giao lại cho bác sĩ nha điều chỉnh khớp cắn lần cuối. Thời gian điều trị tổng thể là một năm rưỡi. Nếu theo đánh giá của bác sĩ chọn phương thức điều chỉnh đầu tiên (surgery first), thời gian điều trị có thể rút ngắn. Nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều thích hợp cho việc điều trị phẫu thuật đầu tiên. Trong những năm gần đây, liên quan đến rối loạn thái dương hàm, điều trị hàm thẳng và thẩm mỹ vòm miệng tiến bộ không ngừng, nhiều nghiên cứu minh chứng, bệnh khớp thái dương và xương hàm dưới phát triển bất thường, liên quan đến sự bất đối xứng trên khuôn mặt, trong vấn đề phối hợp đồng trị, đó là mục tiêu phát triển của khoa này.
Phẫu thuật hàm thẳng thường gặp:
1. Điều trị bằng phương pháp cắt xương lefort 1: Cắt phần xương hàm trên và vết rạch gò má dưới mắt, có thể di chuyển lên hoặc xuống để rút ngắn hoặc kéo dài khuôn mặt, di chuyển qua lại cải thiện thu vào và nhô ra của hàm trên, có thể di chuyển xung quanh để thay đổi vấn đề bất cân xứng của vòm miệng. Cũng có thể vì nhu cầu khớp răng cắt xương lefort 1 thành đoạn, chia thành 2-4 đoạn, để ổn định khớp cắn.
2. Phẫu thuật cắt dọc xương hàm dưới (IVRO): mổ dọc phần xương hỗ trợ hàm dưới, chia xương hàm dưới thành hai phần, từ đó di chuyển xương hàm dưới. Ưu điểm là thao tác phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng, không ảnh hưởng các nhánh dây thần kinh ba bên ở hàm dưới. Nhược điểm là xương hàm dưới không thể sử dụng vít xương nhân tạo để cố định, cần phải sử dụng dây thép hỗ trợ cố định xương hai hàm giữ ổn định lành vết thương. Do đó, khoảng sáu đến tám tuần sau phẫu thuật không thể nhai (số tuần ấn định tùy theo tình trạng cá nhân mà có sự thay đổi). Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân hàm dưới co vào muốn di chuyển về trước có một giới hạn nhất định.
3. Phẫu thuật chia đốt xương hàm dưới (SSRO): cắt mổ xương hàm dưới từ trong kéo dài xương bên ngoài hàm dưới, chia xương hàm dưới thành hai phần trong, ngoài. Ưu điểm là sau khi phẫu thuật khung xương có tính ổn định cao, vì diện tích tiếp xúc lớn có thể sử dụng vít xương để ổn định xương. Hơn nữa, SSRO có thể tùy ý di chuyển hàm dưới về phía trước hoặc phía sau. Nhược điểm là dễ dàng tổn thương các nhánh dây thần kinh ở hàm dưới và phải đánh giá cẩn thận khi chọn phẫu thuật này cho những bệnh nhân bị bệnh khớp thái dương.
4. Phẫu thuật thành hình hàm dưới: dời cằm dưới về phía trước, kéo ra sau, kéo dài, rút ngắn để cải thiện ngoại hình cằm.
Đội ngũ y bác sĩ.
Bác sĩ Chan-Hung Lin, Bác sĩ Chi-Ying Tsai.