Trung tâm xạ trị proton

Giới thiệu.

Liệu pháp Proton là gì? Nó có khác biệt gì so với liệu pháp Photon (liệu pháp Xạ trị tia X)?

So với liệu pháp Photon phổ biến thường gặp, trên thế giới chỉ có một số trung tâm xạ trị có thể sử dụng Proton để điều trị ung thư. Nhược điểm lớn nhất của liệu pháp Photon là “không phanh lại được”, nghĩa là sau khi gây tổn thương cho khối u, tia X sẽ tiếp tục xuyên qua khối u và gây tổn thương cho các mô lành phía sau khối u. Mặc dù công nghệ xạ trị hiện đại đã nâng cao đáng kể độ chính xác của xạ trị, nhưng việc khiến các mô bên ngoài vùng điều trị phải tiếp xúc với bức xạ một cách không cần thiết, vẫn là khuyết điểm không thể tránh khỏi của liệu pháp Photon.

Khác với liệu pháp Photon, liệu pháp Proton có đặc tính vật lý là “đỉnh Bragg”. Khi Proton đi vào cơ thể, giống như quả bom được đặt dưới nước sâu, khi chùm tia đi vào cơ thể đến một độ sâu nhất định (đến vị trí khối u) thì mới giải phóng hết năng lượng, khiến năng lượng chiếu xạ không tiếp xúc với các mô khỏe mạnh phía sau khối u, do đó giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị. Khi tác dụng phụ được giảm thiểu, chắc chắn sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Câu hỏi thường gặp nhất về liệu pháp Proton, đó là liệu hiệu quả của nó có tốt hơn liệu pháp Photon hay không, vấn đề này thực ra là khá phức tạp. Nói một cách đơn giản nhất, khả năng gây tổn thương của cả hai liệu pháp này là tương đương nhau, không có sự khác biệt gì về tỷ lệ kiểm soát khối u của Photon và Proton. Nhưng điều đáng chú ý là, khi liệu pháp Proton giúp giảm tổn thương đối với các mô khỏe mạnh, thì chúng ta sẽ có cơ hội gia tăng cường độ điều trị trên cở sở mức độ tác dụng phụ như nhau. Nói cách khác, liệu pháp Proton mở ra cánh cửa cho một số bệnh ung thư mà trước đây chúng ta không điều trị được, ví dụ rõ ràng nhất là ung thư gan cục bộ giai đoạn muộn.

Nhưng liệu pháp Proton không phải là “thuốc tiên” chỉ toàn ưu điểm, thực ra việc sử dụng Photon và Proton để điều trị cùng một bệnh trạng, thì độ khó của chúng giống như so sánh việc đi xe đạp với lái xe chở cát sỏi vậy. Khác với Photon, Proton là những hạt tích điện và có khối lượng, do đó việc điều trị bằng liệu pháp Proton đòi hỏi kết hợp sử dụng những thiết bị đắt tiền và tinh vi. Điều này dẫn đến vấn đề đầu tiên và có lẽ là rõ ràng nhất của liệu pháp Proton, đó là chi phí điều trị đắt đỏ. Ngoài vấn đề chi phí ra, vì liệu pháp Proton có độ nhạy cao với vị trí và độ sâu của khối u, do đó đòi hỏi sự hiểu biết và yêu cầu của bác sĩ và kỹ thuật viên xạ trị về chuyển động của các cơ quan cơ thể cũng như độ chính xác của vị trí chiếu xạ. Điều này dẫn đến vấn đề thứ hai của liệu pháp Proton, đó là thời gian điều trị lâu hơn so với liệu pháp Photon. Do đó, đối với những bệnh nhân không thể nằm lâu hoặc có dấu hiệu sinh tồn không ổn định, thì liệu pháp Proton không phải là lựa chọn điều trị phù hợp.

Tóm lại, liệu pháp Proton là một lựa chọn xạ trị có tiềm năng lớn, nhưng việc lựa chọn đúng bệnh nhân và thiết kế kế hoạch điều trị phù hợp nhất, chính là thách thức đối với kiến thức và kinh nghiệm của các bác sĩ, nhà vật lý y khoa và kỹ thuật viên xạ trị.

Link: Trung tâm xạ trị hạt nhân Proton - Gueishan Township - Medical Center.

Bệnh trạng thích ứng với liệu pháp proton.

Giới thiệu các bệnh ung thư phù hợp áp dụng

Trên: Liệu pháp Proton

Đối với nhiều khối u có khả năng chữa khỏi cao, sử dụng liệu pháp Proton (hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa trị) có thể đạt được tỷ lệ chữa khỏi khả quan và tác dụng phụ thấp. Như trong hình minh họa dưới đây, các vùng có màu sắc là biểu thị liều bức xạ chiếu đến mô, từ đỏ đến xanh dương là liều bức xạ từ cao đến thấp. So sánh 3 vị trí ung thư phía dưới, có thể thấy rằng liệu pháp Proton không chỉ chiếu liều bức xạ cao tới vị trí khối u để tiêu diệt tế bào ung thư, mà còn có khả năng ngăn chặn liều bức xạ dư thừa ảnh hưởng đến mô lành ở xung quanh. Vì vậy, từ hình minh họa của Liệu pháp Proton có thể thấy rõ rằng, mô khỏe mạnh ở bên cạnh khối u tiếp xúc với liều bức xạ rất thấp, hoặc thậm chí không tiếp xúc với bức xạ. Nhờ đó, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống trong và sau khi điều trị, mà còn giảm nguy cơ bị các khối u thứ phát gây ra do các mô khỏe mạnh tiếp xúc với xạ trị “liều trung bình thấp”.

Dưới: Xạ trị tia X


U não

Giảm thiểu liều bức xạ chiếu đến mô não khỏe mạnh, nhờ đó giúp giảm tổn thương não do xạ trị; chẳng hạn như giảm ảnh hưởng đến chức năng trí nhớ và các chức năng nội tiết, do đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi điều trị.

● Bệnh trạng áp dụng:

(1)   Khối u không thể cắt bỏ sạch

(2)   Khối u động tĩnh mạch, u dây thần kinh thính giác, u tuyến yên, v.v. trên những bệnh nhân vốn không phù hợp thực hiện phẫu thuật và cần phải tiến hành xạ trị


Ung thư đầu cổ

Sử dụng liệu pháp Proton điều trị vòm mũi họng và khoang miệng, có thể giúp cho khoang miệng, thực quản và hạ hầu (còn gọi là hạ họng) giảm hoặc thậm chí không tiếp xúc với liều bức xạ, giảm tổn thương do xạ trị gây ra đối với họng và niêm mạc miệng, giảm cảm giác đau và tình trạng khô miệng do tác dụng phụ, giảm tổn thương đầu lưỡi và bảo vệ vị giác, giảm thiểu nhu cầu phải đặt ống truyền thức ăn, v.v. Sử dụng để điều trị các khối u khác ở vùng đầu cổ, có thể cải thiện các di chứng ở bên cơ thể không có ổ bệnh, bao gồm khô miệng, loét lưỡi, đau họng, giảm thính lực, rụng răng, cứng hàm, xơ hóa cổ, khó nuốt, v.v., nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


Ung thư thực quản

Giảm liều bức xạ chiếu vào tim và phổi, giảm ảnh hưởng gây ra đối với các chức năng của tim và phổi, và giảm tác dụng phụ do xạ trị và hóa trị gây ra sau phẫu thuật.


Ung thư phổi

Giảm liều bức xạ chiếu vào mô khỏe mạnh của phổi, tim và thực quản, giảm tác động của bức xạ đến chức năng tim phổi, giảm xơ hóa mô phổi và giảm thiểu cảm giác đau khi nuốt. Cải thiện các tác dụng phụ của hóa trị kết hợp xạ trị truyền thống, như cảm giác nuốt vướng do viêm thực quản; ho, khó thở và dễ bị thở dốc do ợ nóng và viêm phổi.

● Bệnh trạng áp dụng: Giai đoạn 1 đến giai đoạn 3

● Bệnh trạng không áp dụng:

(1)   Khối u lan tỏa

(2)   Khối u ở trên 3 vị trí và di căn đến nhiều chỗ


Ung thư vú

Tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị là viêm da nhẹ như mẩn đỏ, sưng tấy, trợt/rách da. Liệu pháp Proton cũng có các tác dụng phụ tương tự. Ưu điểm của liệu pháp Proton là giảm liều bức xạ tiếp xúc đến tim, phổi và bên vú còn lại, giảm rủi ro nhồi máu cơ tim, giảm ảnh hưởng đến chức năng của phổi, giảm rủi ro phát sinh khối u thứ phát ở bên vú còn lại. Do vị trí của tim là gần dưới vú trái, theo các báo cáo nghiên cứu gần đây, ở những bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú bên trái bằng phương pháp xạ trị truyền thống, tỷ lệ phát sinh nhồi máu cơ tim trường kỳ cao. Do vậy liệu pháp Proton có thể giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim.

● Bệnh trạng áp dụng:

(1)   Khối u ở bên trong hoặc dưới thành ngực

(2)   Cấu tạo giải phẫu của tim trong điều trị truyền thống thường có tỷ lệ tiếp xúc với tia bức xạ khá cao

(3)   Hai bên vú đều đã được tái tạo bằng cách đặt túi ngực vĩnh viễn

(4)   Tế bào ung thư vú đã di căn vào hạch bạch huyết

(5)   Có tiền sử chức năng tim phổi yếu

(6)   Bệnh nhân trẻ tuổi, muốn tránh cho phổi và vú bên kia tiếp xúc với bức xạ

● Bệnh trạng không áp dụng: Tế bào ung thư đã lan rộng khắp cơ thể


Ung thư gan

Liệu pháp Proton có thể cung cấp chùm tia với liều lượng cao đến các khối u ở gan, do đó có thể kiểm soát cục bộ rất tốt. Đồng thời, giảm ảnh hưởng của bức dạ đến chức năng gan, và giảm tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa (như: tức ngực, buồn nôn), giảm nguy cơ gây rối loạn chức năng, cổ trướng (báng bụng), hoặc thậm chí tử vong.

● Bệnh trạng áp dụng:

(1)   Bệnh nhân không phù hợp hay không muốn tiến hành phẫu thuật

(2)   Đối với khối u có kích thước nhỏ hơn 5 cm thì tỷ lệ kiểm soát từ 90-95%

(3)   Kích thước 5-10 cm thì tỷ lệ kiểm soát là 85%

(4)   Kích thước lớn hơn 10 cm thì tỷ lệ kiểm soát là 45%

(5)   Tái phát sau phẫu thuật hoặc bị bỏng do tia bức xạ, ổ bệnh thuyên tắc không thành công

(6)   Khối u đơn lẻ không thể khống chế bằng phẫu thuật hay các phương thức khác

(7)   Khối u nhỏ trong gan đã được khống chế nhưng vẫn còn khối u riêng lẻ sót lại

● Bệnh trạng không áp dụng:

(1)   Khối u lan tỏa

(2)   Đa u lớn tồn tại đồng thời

(3)   Di căn xa

(4)   Khối u ở gần khu vực đường tiêu hóa (cần được đánh giá)


Ung thư tuyến tụy

Giảm liều bức xạ tiếp xúc với gan, thận và dạ dày, giảm tác dụng phụ do tia bức xạ gây ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận và dạ dày, cũng như giảm thiểu tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc điều trị bệnh ung thư tuyến tụy thường đòi hỏi phải kết hợp hóa trị, do đó áp dụng liệu pháp Proton sẽ giúp phần lớn các cơ quan như gan, thận, ruột non, dạ dày hầu như không tiếp xúc với liều bức xạ, nhờ đó giảm rõ rệt tác dụng phụ trong quá trình điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đột phá cải thiện tình trạng do áp dụng hóa trị kết hợp xạ trị truyền thống gây tổn thương đến gan, ruột non, dạ dày dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, không muốn ăn, giảm thể trọng, hoặc phải ngưng điều trị ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

● Bệnh trạng áp dụng:

(1)   Không thể thực hiện phẫu thuật và chưa di căn xa

(2)   Tỷ lệ tái phát cục bộ sau phẫu thuật cao

(3)   Trước phẫu thuật đã thực hiện kết hợp xạ trị và hóa trị để giúp tăng khả năng loại bỏ khối u

● Bệnh trạng không áp dụng:

(1)   Di căn rộng đến hạch bạch huyết

(2)   Đã di căn xa


Ung thư phụ khoa

Giảm liều bức xạ tiếp xúc với ruột non, ruột già và buồng trứng, giảm tác dụng phụ ở đường ruột già và ruột non như tiêu chảy, v.v., cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ đối với chức năng nội tiết.


Ung bướu nhi

Vì trẻ em có tốc độ tăng trưởng phát triển nhanh, do đó cơ thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của liều bức xạ, liệu pháp Proton có thể làm giảm đáng kể sự phát tán liều bức xạ trung bình thấp, giảm tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em - điều rất quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của trẻ, đồng thời có khả năng giảm tỷ lệ mắc khối u thứ phát. Ví dụ, trong điều trị u não ở trẻ em, ưu điểm của liệu pháp Proton là các mô khỏe mạnh phía sau khối u hoàn toàn không phải tiếp xúc với năng lượng bức xạ dư thừa, nhờ đó giúp giảm khối u thứ phát và các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Đặc điểm điều trị

Đặc điểm của liệu pháp Proton

Trang thiết bị sử dụng của liệu pháp Proton hiện nay là một trong số những loại thiết bị tiên tiến và đắt đỏ nhất thế giới. Số lượng trang thiết bị và số lượng bệnh nhân đều đang tăng trưởng nhanh chóng. Ưu điểm của liệu pháp Proton so với liệu pháp tia X là sau khi đi vào cơ thể, chùm tia Proton có thể được kiểm soát ở mức năng lượng khác nhau, để nó giải phóng năng lượng ở độ sâu nhất định, và chỉ giải phóng ít năng lượng trên đường đi qua, còn ở khu vực phía sau khối u thì hoàn toàn không tiếp xúc với bức xạ. Đặc điểm này gọi là “Đỉnh Bragg”. Nhờ những đặc điểm này, tia xạ Proton không chỉ có thể tấn công chính xác các tế bào ung thư, mà còn làm giảm liều lượng và tác dụng phụ của bức xạ lên các mô lành. Do đó, liệu pháp này đã dần trở thành phương pháp xạ trị hiệu quả và ưu việt hơn đối với một số khối u. Ví dụ, nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng liệu pháp này có thể cải thiện tỷ lệ điều trị thành công đối với các khối u nền sọ, ung thư gan, ung thư phổi giai đoạn đầu, v.v., cũng như có khả năng giảm thiểu các tác dụng phụ ở bệnh nhi có khối u, ung thư đầu cổ, v.v.

Đặc tính vật lý của Proton


Ưu điểm tiềm tàng của liệu pháp Proton

  • Giảm liều bức xạ chiếu đến mô lành
  • Giảm tác dụng phụ của điều trị, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị
  • Giảm nguy cơ mắc khối u thứ phát do bức xạ
  • Tăng liều điều trị để nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh


Kỹ thuật mới của Liệu pháp Photon - TrueBeam nhắm đích (True Beam)

Máy xạ trị TrueBeam, hiệu quả gấp 8 lần, sai số dưới 1 milimet.

Máy xạ trị TrueBeam không chỉ cung cấp chùm tia Photon truyền thống năng lượng cao 6 và 10 MV, mà còn có chế độ cường độ cao 6 và 10 MV-FFF (Flattening Filter Free) hoàn toàn mới, suất liều đầu ra cao nhất có thể đạt tới 2400 MU/phút, cao gấp nhiều lần so với 600 MU/phút của chế độ thông thường, hoặc 300 MU/phút của máy gia tốc tuyến tính Siemens Primus đã được tháo dỡ. Nhờ đó cũng rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết để điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, động tác cơ học và độ chính xác trong điều khiển chùm tia của TrueBeam là cao nhất trong số tất cả các thiết bị xử lý máy gia tốc hiện nay. Mặc dù cánh tay robot điều trị nặng gần 8 tấn, nhưng khi nó quay một vòng quanh trục trung tâm thì độ chênh lệch chỉ có đường kính khoảng 0,6 mm. Tuy nhiên, nó cũng có suất liều gấp 8 lần thiết bị cũ, nghĩa là cần phải tiến hành đánh giá lại thiết kế che chắn bức xạ ban đầu ở nơi làm việc, để đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Đồng thời, thiết bị cơ khí có độ chính xác cao và hệ thống điều khiển kỹ thuật số có độ chính xác cao cũng yêu cầu các quy trình kiểm tra chất lượng chi tiết, để đạt được mức hiệu suất cao mà thiết bị cần có.

Máy xạ trị TrueBeam có thể thực hiện xạ trị hoặc xạ phẫu lập thể (3D) có độ chính xác cao nhất. Ở phần kiểm tra chất lượng thiết bị, các nhà vật lý y khoa của Khoa Vật lý y khoa căn cứ theo Quy trình thao tác chuẩn để kiểm tra thử nghiệm đầy đủ theo trình tự bao gồm tính chính xác của chuyển động cơ học, tính chính xác của phân bổ năng lượng và liều lượng của chùm tia đầu ra, cũng như tính hiệu quả của từng chức năng vận hành để thử nghiệm hoàn chỉnh. Về tổng thể, mức sai lệch về độ chính xác của các chuyển động cơ học của TrueBeam là < 1 mm. Mức chênh lệch về độ chính xác của năng lượng chùm tia là < 0,5%. Mức độ chính xác này đủ để thực hiện xạ trị hoặc xạ trị định vị lập thể (SRT/SRS) hoặc xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) với yêu cầu cao nhất về độ chính xác.。


Xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT)

Trong lâm sàng, do cân nhắc đến sự sai lệch về tư thế của bệnh nhân, cũng như sự hô hấp dẫn đến sự dịch chuyển của các cơ quan trong cơ thể trong mỗi lần thăm khám điều trị, nên các bác sĩ thường cần phải mở rộng phạm vi điều trị khối u, khiến cho nhiều mô khỏe mạnh cũng vì vậy mà bị chiếu tia xạ. Do đó, sử dụng công kỹ thuật hướng dẫn hình ảnh để cung cấp hình ảnh X-quang hai chiều hoặc hình ảnh ba chiều có độ phân giải cao, trước mỗi lần điều trị, có thể dựa trên hình ảnh định vị X-quang của xương bệnh nhân hoặc các vị trí được đánh dấu bên trong để tiến hành điều chỉnh vị trí điều trị, qua đó giúp giảm sai lệch về vị trí điều trị và thu hẹp phạm vi điều trị an toàn đối với khối u. Vì kỹ thuật hướng dẫn hình ảnh giúp bức xạ được chiếu chính xác vào khối u, nên không những có thể tăng liều chiếu vào khối u mà còn giảm chiếu xạ vào mô khỏe mạnh, từ đó tăng tỷ lệ kiểm soát khối u và giảm tác dụng phụ đối với các mô lành.

Hệ thống định vị hướng dẫn hình ảnh X-quang đi kèm với máy gia tốc tuyến tính (LINAC), có thể cung cấp hình ảnh hai chiều hoặc hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (Cone beam CT), và sử dụng công nghệ tổng hợp hình ảnh để đạt được định vị hình ảnh chính xác và hiệu chỉnh vị trí điều trị. Bình quân thời gian cần thiết để thực hiện kỹ thuật định vị hướng dẫn hình ảnh là khoảng 5~10 phút.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (hình trái) và Hình ảnh chịp cắt lớp thông thường (hình phải)


Xạ trị đồng bộ nhịp thở (Respiratory Gating Radiotherapy)

Kỹ thuật xạ trị đồng bộ nhịp thở được áp dụng trong điều trị các khối u di động theo nhịp thở, chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư gan. Máy gia tốc tuyến tính của bệnh viện chúng tôi có kèm theo hệ thống quản lý định vị thời gian thực (Real-time position management system), một hộp đánh dấu phản xạ hồng ngoại được đặt bên ngoài cơ thể bệnh nhân, theo dõi nhịp thở của bệnh nhân trong quá trình điều trị để dự đoán xu hướng di chuyển của khối u bên trong, đồng thời có vai trò là cơ sở để điều khiển bật hoặc tắt tia bức xạ của máy gia tốc tuyến tính, nhằm đảm bảo tính chính xác trong điều trị các khối u di động trong cơ thể. Ngoài ra, còn trang bị thêm camera mô phỏng chụp cắt lớp vi tính bốn chiều khẩu độ lớn (Big bore CT with 4DCT capability), có thể quan sát và ghi lại quỹ đạo chuyển động của khối u theo nhịp thở, để cung cấp dữ liệu tham khảo cho trị liệu bằng xạ trị đồng bộ nhịp thở sử dụng máy gia tốc tuyến tính.


Xạ trị hít sâu nín thở (Deep inspiration breath hold radiotherapy)

Kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở là một loại xạ trị đồng bộ nhịp thở, có thể áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú hoặc ung thư phổi. Mục đích là để tăng kích thước của phổi và tách tim ra khỏi vùng điều trị, qua đó giúp giảm thêm sự dịch chuyển của các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân cần có khả năng thông qua hiển thị của kính video điều chỉnh cách hít thở của mình, để tiến hành liệu pháp xạ trị hít sâu nín thở.


Dao xạ phẫu 6D  – Edge

Thiết bị mới nhất của Trung tâm chúng tôi - Edge, có độ chính xác cao và tích hợp công nghệ AI. Edge có thể thực hiện phân bổ liều phù hợp cao, với 6 bậc tự do chuyển động, có khả năng kiểm tra độ chính xác nhanh chóng, cải thiện đáng kể độ chính xác của xạ trị. Ngoài thực hiện việc xạ trị thông thường ra, nó còn là “vũ khí” rất lợi hại trong xạ phẫu. Tài liệu tham khảo: Varian

參考資料:Varian


Xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh bề mặt - Vision RT

Sử dụng công nghệ giám sát thời gian thực bề mặt 3D của cơ thể bệnh nhân, đảm bảo chính xác hơn trong thiết lập vị trí, tư thế bệnh nhân, tránh sai lệch vị trí do bệnh nhân dịch chuyển cử động trong quá trình phát tia xạ. Đây hiện là một trong những công nghệ tiên tiến nhất, và đang phát triển rất nhanh chóng. Công nghệ giám sát bề mặt thời gian thực có thể đẩy nhanh quá trình và nâng cao độ chính xác cho việc thiết lập vị trí, tư thế của bệnh nhân. Cũng chính vì bề mặt cơ thể bệnh nhân luôn được theo dõi giám sát, do đó ngay cả khi giảm bớt dụng cụ cố định (immobilization), thì vẫn có thể đảm bảo bệnh nhân ở đúng vị trí điều trị. Hiện nay, hệ thống này đã được sử dụng trong xạ trị cho nhiều khối u, bao gồm ung thư vú, u não, ung thư đầu cổ, v.v.

Kinh nghiệm điều trị

Kể từ khi khai trương Trung tâm Proton vào 4/11/2015 đến nay, đã có 4.302 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp Proton, trong đó nhiều nhất là điều trị ung thư gan, chiếm 1/4 tổng số bệnh nhân. Các loại ung bướu chủ yếu khác được điều trị bao gồm: Ung thư đầu cổ (bao gồm ung thư vòm mũi họng), u não, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tụy

Từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2021, có 200 bệnh nhân ung thư gan đã hoàn thành điều trị bằng liệu pháp Proton, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ trong 1 năm đầu lên tới 94,3 %, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ trong 2 năm cũng lên tới 90,4 %. Sau đó hầu như người bệnh không bị tái phát u cục bộ (tái phát tại chỗ), tổng thể tỷ lệ sống sót sau năm đầu là 76,2%. Bệnh trạng của bệnh nhân được kiểm soát rất tốt nhờ điều trị chính xác bằng Proton. Vì ung thư gan thường xuất hiện nhiều ổ bệnh, mặc dù tỷ lệ kiểm soát tại chỗ lên tới trên 90%, nhưng có 60% bệnh nhân sẽ bị mắc khối u mới ở những vùng cơ thể không chiếu xạ. Do đó, bệnh nhân ung thư gan không phải chỉ cần điều trị một lần duy nhất, mà chúng tôi còn hợp tác với các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa để cung cấp cho bệnh nhân phương pháp điều trị kết hợp toàn diện.

▼ Hình bên trái là kế hoạch điều trị trước khi sử dụng Proton, bên phải là hình ảnh theo dõi 4 tháng sau khi điều trị. So sánh hai hình ảnh có thể thấy khối u được điều trị khá chính xác.

Tính đến cuối tháng 1 năm 2019, có 94 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đã hoàn thành điều trị bằng liệu pháp Proton, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ trong 2 năm lên tới 95,4%, tuy nhiên vẫn có 2 bệnh nhân phát triển thành di căn xa. Theo nghiên cứu hồi cứu tại bệnh viện của chúng tôi, những bệnh nhân được điều trị bằng Proton đã giảm đáng kể các tác dụng phụ do xạ trị gây ra. So với liệu pháp Photon truyền thống thì liệu pháp Proton giúp giảm thiểu mức độ rách da vùng miệng, giảm nhu cầu đặt ống thông mũi dạ dày, cải thiện tình hình ăn uống và duy trì cân nặng; Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được duy trì tốt hơn, đồng thời cũng giảm các tác dụng phụ của hóa trị như trạng thái giảm bạch cầu và tế bào lympho. Nhờ vậy, bệnh nhân điều trị bằng Proton có khả năng hoàn thành toàn bộ quá trình xạ trị và hóa trị, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm mũi họng.

Giới thiệu kỹ thuật liệu pháp proton.

Hệ thống phát chùm (beam delivery system)

Bản thân máy trị liệu Proton có hai kỹ thuật điều trị, đó là kỹ thuật quét chùm tia bút chì (Pencil beam scanning) và kỹ thuật Wobbling, được lựa chọn áp dụng tùy vào nhu cầu điều trị khối u cụ thể.


Kỹ thuật Wobbling.

Nguyên lý là sử dụng một chùm tia Proton hẹp đi qua hai hướng từ trường và tấm phát tán xạ trục X, Y, quay với một bán kính nhất định để mở rộng phạm vi chùm tia, sau đó đi qua bộ lọc hình nón (Ridge Filter) và mở rộng theo trục dọc thành SOBP, cuối cùng đi qua bộ bù mô (Compensator) và ống chuẩn trực (Collimator) đến cơ thể con người. Một phương pháp khác có thể giảm thiểu liều lượng không cần thiết tiếp xúc với mô lành, đó là tận dụng phương pháp xếp chồng (Layer Stacking), kết hợp với ống chuẩn trực đa lá (MLC) có thể thay đổi kích thước trường chiếu, để tạo thành bản đồ phân bổ liều như hình dưới, có thể thấy liều lượng giảm đáng kể ở các mô khỏe lạnh khối màu cam trong hình. Đây cũng chính là công nghệ tiên tiến mà Trung tâm Proton của chúng tôi đang sử dụng. Vì năng lượng từ máy gia tốc Cyclotron là cố định (230MeV), do đó có thể sử dụng bộ chọn năng lượng (ESS) để thay đổi mức năng lượng truyền tới vị trí điều trị. Các mức năng lượng khác nhau sẽ đi đến các độ sâu khác nhau của khối u. Do đó, có thể thông qua cơ chế điều chỉnh để chia khối u thành nhiều lớp có độ dày bằng nhau, bắt đầu điều trị từ tầng sâu nhất, dần đến các tầng nông hơn, đồng thời phối hợp ống chuẩn trực đa lá để đạt mục tiêu xạ trị 3D theo hình dạng khối u.


Kỹ thuật quét Pencil beam scanning.

Nguyên lý là sử dụng chùm tia Proton hẹp đi qua hai trục từ trường X và Y, quét trực tiếp để phân phối liều trong trường chiếu. Vì kỹ thuật này có thể thông qua kiểm soát trọng số liều lượng bức xạ của từng điểm trong trường chiếu để đạt được mục tiêu của “Liệu pháp Proton điều biến cường độ (IMPT)”, do đó kỹ thuật tiên tiến này sẽ là kế hoạch tối ưu của liệu pháp Proton, và chắc chắn sẽ trở thành xu hướng phát triển trong tương lai của liệu pháp Proton.


Hệ thống định vị bệnh nhân (patient position system).

Hệ thống định vị chiếu chụp kỹ thuật số: Để đảm bảo độ chính xác của vị trí tư thế bệnh nhân trong quá trình xạ trị Proton, mỗi phòng trị liệu bằng Proton đều được trang bị hệ thống hướng dẫn chụp ảnh kỹ thuật số. Các chế độ hình ảnh của hệ thống này có thể được chia thành ba loại: Chế độ chụp X-quang kỹ thuật số, Chế độ chụp huỳnh quang và Chế độ chụp cắt lớp vi tính.

A. Chế độ chụp ảnh X-quang kỹ thuật số có thể đồng thời chụp 2 tấm ảnh hai chiều trực giao với nhau, để làm dữ liệu so sánh các vị trí điều trị.

B. Chế độ chụp ảnh huỳnh quang có thể thấy sự dịch chuyển của ổ bệnh do các yếu tố như hô hấp gây ra, và kết hợp với thiết bị proton để tiến hành xạ trị đồng bộ theo nhịp thở.

C. Chế độ chụp cắt lớp vi tính có thể đối chiếu với hình ảnh mô phỏng của hệ thống kế hoạch điều trị trên máy tính, để đảm bảo độ chính xác của vị trí điều trị.


Hệ thống định vị hình ảnh X-quang.


Chế độ chụp ảnh X-quang kỹ thuật số.


Giường điều trị sử dụng cánh tay robot (Robotic Couch)

Sau khi thông qua hệ thống định vị chiếu chụp kỹ thuật số để xác định vị trí đặt chính xác của bệnh nhân trên giường điều trị, dữ liệu ngay lập tức được gửi đến giường điều trị sử dụng cánh tay robot để thực hiện dịch chuyển sáu chiều (6D). Giường điều trị sử dụng cánh tay robot là giường bệnh có chức năng đặc biệt, kết hợp cánh tay robot máy tính công nghiệp và giường xạ trị. Giường điều trị sử dụng cánh tay robot có tổng cộng 6 động cơ truyền động, có thể di chuyển và xoay dọc theo 6 trục với độ chính xác tới 0,01 mm. Nó không chỉ có thể đo cân nặng của bệnh nhân (khả năng chịu tải tối đa 200 kg), mà còn thông qua việc đo cân nặng đó để bù độ nghiêng do trọng lượng gây ra, là giường điều trị tiên tiến và chính xác nhất trong các thiết bị xạ trị hiện nay.

So sánh liệu pháp proton với các kỹ thuật điều trị khác.

Liệu pháp Proton và Liệu pháp ion nặng có gì khác nhau?

Chúng ta thường nghe nói đến Liệu pháp tia X, liệu pháp proton và liệu pháp ion nặng, thực ra tất cả đều là các phương pháp xạ trị, chỉ là sử dụng các hình thái tia bức xạ khác nhau. Dưới đây là bảng tóm tắt sự khác nhau giữa các phương pháp xạ trị:

Hạng mục

Trị liệu truyền thống

Liệu pháp chùm hạt

Liệu pháp Photon (Tia X)

Liệu pháp Proton

Liệu pháp ion nặng

Thiết bị điều trị

Máy gia tốc tuyến tính, xạ trị điều biến thể tích (RapidArc), dao tia X (Cyberknife), xạ trị cắt lớp (Tomotherapy), dao Gamma

Thiết bị xạ trị Proton

Thiết bị xạ trị ion nặng

Chỉ định

Điều trị các bệnh ung thư thông thường

Điều trị các bệnh ung thư thông thường (đặc biệt phù hợp với khối u nằm ở một bên)

Gan, phổi, nền sọ, khối u hắc tố, v.v. Vẫn còn cần thêm nghiên cứu lâm sàng về điều trị các bệnh ung thư thông thường

Đặc điểm tia xạ

Sử dụng phổ biến nhất, nhưng liều phóng xạ không tập trung như Proton hay ion nặng, mà liều chiếu đến các cơ quan ở xung quanh cao

Sau khi đi vào bên trong khối u mới giải phóng năng lượng, ít tổn hại đến các cơ quan xung quanh, nhưng lực sát thương lại chỉ cao hơn chút ít so với tia xạ thông thường

Sau khi đi vào bên trong khối u mới giải phóng năng lượng, ít gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Nhưng lực sát thương cao hơn nhiều so với tia xạ thường và tia Proton. Có nguy cơ gây tổn hại đến cơ quan nơi có khối u

Hiệu ứng sinh học*

Bình thường (=1)

Hơi cao (=1,1)

Rất cao (=3)

Tác dụng phụ

Cao

Thấp

Phổi, gan: Thấp

Hầu hết các cơ quan: Đang nghiên cứu

 

Bảng so sánh các kỹ thuật xạ trị.

Hạng mục

Liệu pháp Proton

Proton therapy

Xạ trị điều biến thể tích

RapidArc

Dao tia X

Cyberknife

Xạ trị cắt lớp

Tomotherapy

Dao Gamma

Gamma Knife

Phạm vi điều trị

Toàn thân.

Toàn thân.

Toàn thân.

Toàn thân.

Chỉ ở vùng đầu.

Chùm tia phóng xạ

Tia proton.

Tia X.

Tia X.

Tia X.

Tia Gamma.

Phân bổ liều bức xạ thấp bên ngoài ổ bệnh

Ít

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Tổn thương mô lành quanh khối u

Rất ít

Ít

Ít

Ít

Ít

Định vị bằng hướng dẫn hình ảnh

Không

Chia thành các đợt điều trị

Được

Được

Được

Được

Khó hơn

Thời gian điều trị

20 phút ~ 1 giờ

10-15 phút.

20 phút ~ 2 giờ

10~30 phút

20 phút ~ 1 giờ

Ưu điểm

So với các phương pháp xạ trị khác, có thể giảm thiểu rõ rệt sự tán xạ của bức xạ liều trung bình thấp, giảm thiểu các tác dụng phụ của xạ trị.

Có thể nhanh chóng thực hiện xạ trị điều biến thể tích cung tròn 360 độ, giúp giảm thiểu những bất lợi của việc điều trị trong thời gian dài

Sử dụng định vị bằng tia X, cho phép sửa lỗi ngay tức thì.

Có thể dùng máy chụp cắt lớp vi tính để định vị trước khi điều trị.

Có độ chính xác cao trong cố định và điều trị.

Khuyết điểm

Giá cả cao.

Kế hoạch điều trị phức tạp, cần nhiều thời gian để lên kế hoạch điều trị

Cần chụp chiếu định vị nhiều hơn, làm tăng thời gian điều trị và thời gian tiếp xúc với bức xạ năng lượng thấp

Không thể ngay lập tức sửa chữa hoàn toàn những lỗi gây nên bởi sự dịch chuyển trong điều trị.

Chỉ có thể điều trị ở vùng đầu; sự phân rã của hạt nhân phóng xạ theo thời gian có thể làm gia tăng thời gian điều trị.

Xạ trị truyền thống (Photon)

“Sự hy sinh cần thiết” khi tiêu diệt khối u

Có thể nói, tia X năng lượng cao phát ra từ máy gia tốc tuyến tính là vũ khí tiêu chuẩn hiện đại để tiến hành xạ trị. Tia X năng lượng cao được sử dụng trong điều trị thông thường có khả năng xuyên thấu mạnh, thậm chí có thể xuyên thấu ra bên ngoài cơ thể. Vì vậy, các mô lành ở phía trước khối u sẽ hấp thụ liều tia bức xạ tương đối cao, và cho đến các mô phía sau khối u vẫn sẽ hấp thụ liều tia bức xạ. Lấy ví dụ điều trị khối u 3 cm, tia X sẽ giải phóng năng lượng dọc theo con đường xuyên qua khối u, vùng chịu tổn thương sẽ lớn hơn 3 cm rất nhiều, đó là tình trạng “giết một ngàn kẻ địch, thì mình cũng tổn thất tám trăm quân”. Vì vậy, khi các tế bào khỏe mạnh bị tổn thương đến một mức nhất định thì chức năng của mô cũng sẽ bị tổn hại.

Trong “cuộc chiến” giữa xạ trị và khối u, một số tế bào ung thư sẽ bị “tử trận” và loại bỏ; Một số chỉ là bị thương nặng hoặc “sứt đầu mẻ trán”, và chúng có thể hồi sinh để “tái xuất giang hồ” trong tương lai, chỉ cần được cung cấp đủ thời gian, năng lượng và dinh dưỡng. Để diệt tận gốc các tế bào ung thư, cần đảm bảo liều bức xạ đủ để tiêu diệt các khối u cứng đầu. Tuy nhiên, trong phương pháp xạ trị truyền thống, khi các tia bức xạ tập trung vào khối u, thì cái giá phải trả đó là các tế bào khỏe mạnh ở phía trước khối u sẽ hấp thụ liều bức xạ cao hơn liều mà khối u nhận được. Mà tia X sẽ vẫn tiếp tục đi tiếp sau khi xuyên qua khối u, và liều bức xạ sẽ tích tụ trong các mô lành phía sau khối u, do đó rất dễ vô tình làm tổn thương các mô lành ở quanh khối u, lâu ngày rất dễ dẫn đến khối u thứ phát hoặc các bệnh khác.

Để điều trị khối u, việc các mô bình lành bị buộc phải tiếp xúc quá mức với bức xạ, chính là “sự hy sinh cần thiết”. Để tránh tác dụng phụ gây ra do tổn thương này, xạ trị truyền thống sử dụng bức xạ từ nhiều hướng và nhiều góc độ, nhằm phân tán liều bức xạ dư thừa đến các mô lành xung quanh khối u.


Tác dụng phụ (di chứng) của xạ trị truyền thống (xạ trị Photon).

(1)   Tác dụng phụ cấp tính: Thường xảy ra trong quá trình điều trị, chủ yếu là viêm cấp tính và tổn thương niêm mạc, thường xuất hiện trong vòng vài tuần, và sẽ được cải thiện sau vài tuần sau khi kết thúc xạ trị.

(2)   Tác dụng phụ mãn tính: Xảy ra trong vài tháng đến vài năm sau khi kết thúc điều trị, chủ yếu là viêm mãn tính, xơ hóa và các bệnh về mạch máu; thông thường không thể khôi phục trở lại bình thường.

Tính chất và mức độ của các tác dụng phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào liều bức xạ tích lũy, bộ phận cơ thể và tình trạng thể chất của mỗi người. Một số người hoàn toàn không có tác dụng phụ, nhưng một số khác lại có các tác dụng phụ khá nghiêm trọng. Sự khác biệt là rất lớn và khó có thể đưa ra đánh giá khái quát. Tác dụng phụ không nhất thiết là có liên quan đến việc điều trị có thành công hay không. Nói cách khác, không có tác dụng phụ cũng không có nghĩa là điều trị thành công (hoặc thất bại), và việc điều trị thành công cũng không chắc chắn sẽ tránh được tác dụng phụ.

 

Các tác dụng phụ thường gặp là gì?

Do sự phân hủy của mô khối u và phản ứng viêm do chiếu xạ, trong vài ngày đầu khi chiếu xạ, bệnh nhân có thể gặp các phản ứng toàn thân như sưng nhẹ tại chỗ, mệt mỏi, chán ăn trong vài ngày đầu chiếu xạ, sau đó có thể dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, đau miệng, thay đổi chức năng cơ thể. vị giác, v.v. tùy theo vị trí khối u. Khó nuốt, thay đổi giọng nói, sụt cân, tiêu chảy, rụng tóc, ngứa và bong tróc da, v.v., đặc biệt khi chiếu xạ vùng đầu và cổ hoặc bụng và các vùng rộng lớn được chiếu xạ, phản ứng càng nghiêm trọng hơn. Các tác dụng phụ lâu dài sau khi điều trị, đối với ung thư đầu cổ bao gồm khô miệng, cứng hàm, khó nuốt; đối với ung thư phổi thì bao gồm xơ phổi, khó thở; đối với ung thư vùng khung chậu thì bao gồm suy giảm chức năng gan, loét đường tiêu hóa, v.v.

Đội ngũ nhân viên y tế

Giáo sư Tung-Chieh Chang 

Chuyên môn:
Chuyên môn: Ung thư vòm mũi họng, khối u vùng đầu cổ, u đường tiêu hóa trên, xạ phẫu ngoài sọ, ung thư vú

Giáo sư Miao-Fen Chen

Chuyên môn:
Liệu pháp Photon và Proton trong điều trị ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư đường tiết niệu và ung thư phổi, xạ trị lập thể, cơ sở sinh học bức xạ và nghiên cứu tịnh tiến

Giáo sư Chun-Chieh Wang

Chuyên môn:
Nghiên cứu sinh học đối với u lồng ngực, u phụ khoa, u não, bức xạ và khối u

Giáo sư Wen-Cheng Chen

Chuyên môn:
Liệu pháp Photon và Proton, xạ trị định vị lập thể trong điều trị ung thư đầu cổ, ung thư vòm mũi họng, ung thư đại trực tràng, u não

Trợ lý giáo sư Chen-Kan Tseng

Chuyên môn:
Xạ trị ung bướu nhi, u não, sarcoma xương và mô mềm, ung thư thực quản, điều trị xạ phẫu u não

Bác sĩ Chien-Yu Lin

Chuyên môn:
Xạ trị khối u vùng đầu cổ, ung thư vòm mũi họng

Bác sĩ Bing-Shen Huang

Chuyên môn:
Điều trị ung thư đường tiêu hóa trên như ung thư gan, ung thư đầu cổ như ung thư vòm mũi họng

Bác sĩ Yi-Ting Huang

Chuyên môn:
Ung thư vú, ung thư phụ khoa, ung thư da

Bác sĩ Ping-Ching Pai

Chuyên môn:
Ung thư phổi, u lồng ngực, u não, ung thư thực quản, ung thư vú

Bác sĩ Shinn-Yn Lin

Chuyên môn:
U hạch bạch huyết, u não, ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Kang-Hsing Fan

Chuyên môn:
Khối u vùng đầu cổ, ung thư vòm mũi họng, ung thư tuyến tiền liệt, khối u đường tiết niệu

Bác sĩ Tsung-Min Hung

Chuyên môn:
Ung thư vòm mũi họng, ung thư thực quản, khối u vùng đầu cổ

Bác sĩ Din-Li Tsan

Chuyên môn:
Phóng xạ và u bướu thông thường, ung thư tuyến tiền liệt, khối u đường tiết niệu, ung thư thực quản, ung thư đường tiêu hóa

Bác sĩ Shih-Min Lin

Chuyên môn:
Y khoa Phóng xạ và U bướu, ung thư vú, ung bướu phụ khoa, ung bướu nhi

Bác sĩ Eric Yi-Liang Shen

Chuyên môn:
Xạ trị Proton, ung thư đầu cổ (bao gồm ung thư vòm mũi họng), ung thư đường tiêu hóa (bao gồm ung thư gan, ung thư đường mật, ung thư tuyến tụy và ung thư đại trực tràng), sinh học khối u

Bác sĩ Wei-Heng Kao

Chuyên môn:
Ung bướu trẻ nhỏ, u não, ung thư phổi, nghiên cứu dịch tễ học ung thư

Bác sĩ Chen-Enn Shieh

Chuyên môn:
Ung thư đầu cổ/ung thư vòm mũi họng, ung thư gan mật và đại trực tràng, v.v., xạ trị proton, xạ trị điều biến cường độ dưới hướng dẫn hình ảnh, xạ phẫu định vị lập thể, sinh học khối u và miễn dịch học

Bác sĩ Yao-Yu Wu

Chuyên môn:
Ung thư tuyến tiền liệt, khối u đường tiết niệu, sarcoma, sarcoma xương, ung bướu nhi

Bác sĩ Yin-Yin Chiang

Chuyên môn:
Xạ trị nói chung

Bác sĩ Wing-Keen Yap

Chuyên môn:
Ung thư đầu cổ/ung thư vòm mũi họng, ung thư thực quản/gan mật và tuyến tụy, sarcoma, ung thư đường tiết niệu, v.v., xạ trị điều biến cường độ dưới hướng dẫn hình ảnh, xạ phẫu định vị lập thể, y học về Phóng xạ và U bướu lâm sàng

So sánh với pháp đồ điều trị thế giới.

Bệnh viện Chang Gung Lâm Khẩu có IMPT nhanh hơn và chi tiết hơn Trung tâm Ung thư MD Anderson

Bài báo khoa học đã công bố

Bài báo khoa học trong 3 năm gần đây

  1. S. Y. Lin, C. S. Tsai, Y. C. Chang, K. K. Ng, T. C. Chang, W. H. Kao and J. H. Hong* The role of pretreatment FDG-PET in managing cervical cancer patients with enlarged pelvic lymph node(s) shown on MRI: a phase III randomized trial with long-term follow-up. Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys. 2015, Jul, 92:577-585 (SCI)
  2. Chiang CH, Wu CC, Lee LY, Li YC, Liu HP, Hsu CW, Lu YC, Chang JT*, Cheng AJ*. (2016, 9) Proteomics Analysis Reveals Involvement of Krt17 in Areca Nut-Induced Oral Carcinogenesis. J Proteome Res. 15(9):2981-97. doi: 10.1021/acs.jproteome.6b00138. Epub 2016 Aug 4. (共同指導作者)
  3. Huang BS, Chen WY, Hsieh CE, Lin CY, Lee LY, Fang KH, Tsang NM, Kang CJ, Wang HM, Chang JT*. (2016, 9) Outcomes and prognostic factors for surgery followed by modern radiation therapy in parotid gland carcinomas. Jpn J Clin Oncol. 46(9):832-8. doi: 10.1093/jjco/hyw067. Epub 2016 Jun 17.
  4.  Li YC, Chang JT, Chiu C, Lu YC, Li YL, Chiang CH, You GR, Lee LY, Cheng AJ*. (2016, 5) Areca nut contributes to oral malignancy through facilitating the conversion of cancer stem cells. Mol Carcinog. 55(5):1012-23. doi: 10.1002/mc.22344. Epub 2015 Jun 18. (共同第一作者)
  5.  Wang HM, Lin CY, Hsieh CH, Hsu CL, Fan KH, Chang JT, Huang SF, Kang CJ, Liao CT, Ng SH, Yen TC. (2016, 4) Induction chemotherapy with dose-modified docetaxel, cisplatin, and 5-fluorouracil in Asian patients with borderline resectable or unresectable head and neck cancer. J Formos Med Assoc. 2016 Apr 25. pii: S0929-6646(16)30015-8. doi: 10.1016/j.jfma.2016.03.005. [Epub ahead of print]
  6.  Adel M, Tsao CK, Wei FC, Chien HT, Lai CH, Liao CT, Wang HM, Fan KH, Kang CJ, Chang JT, Huang SF. (2016, 4) Preoperative SCC Antigen, CRP Serum Levels, and Lymph Node Density in Oral Squamous Cell Carcinoma. Medicine (Baltimore). 2016 Apr;95(14):e3149.doi: 10.1097/MD.0000000000003149.
  7. Lu YC, Chang JT, Chan EC, Chao YK, Yeh TS, Chen JS, Cheng AJ*. (2016, 3) miR-196, an emerging cancer biomarker for digestive tract cancers. J Cancer. 7(6):650-5. doi: 10.7150/jca.13460. eCollection 2016. (共同第一作者)
  8. Hsieh CE, Lin CY, Lee LY, Yang LY, Wang CC, Wang HM, Chang JT, Fan KH, Liao CT, Yen TC, Fang KH, Tsang YM*. (2016, 3) Adding concurrent chemotherapy to postoperative radiotherapy improves locoregional control but Not overall survival in patients with salivary gland adenoid cystic carcinoma-a propensity score matched study. Radiat Oncol. 2016 Mar 22;11(1):47. doi: 10.1186/s13014-016-0617-7.
  9. Chen SH, Wang HM, Lin CY, Chang JT, Hsieh CH, Liao CT, Kang CJ, Yang LY, Yen TC. (2016, 2) RGD-K5 PET/CT in patients with advanced head and neck cancer treated with concurrent chemoradiotherapy: Results from a pilot study. Eur J Nucl Med Mol Imaging. 2016 Feb 27. [Epub ahead of print]
  10. Ng SH, Liao CT, Lin CY, Chan SC, Lin YC, Yen TC, Chang JT, Ko SF, Fan KH, Wang HM, Yang LY, Wang JJ. (2016, 2) Dynamic contrast-enhanced MRI, diffusion-weighted MRI and 18F-FDG PET/CT for the prediction of survival in oropharyngeal or hypopharyngeal squamous cell carcinoma treated with chemoradiation. Eur Radiol. 2016 Feb 24. [Epub ahead of print]
  11. Tsang NM, Pai PC*, Chuang CC, Chuang WC, Tseng CK, Chang KP, Yen TC, Lin J, Chang JT. (2016, 1) Overweight and obesity predict better overall survival rates in cancer patients with distant metastases. Cancer Med. 2016 Jan 26. doi: 10.1002/cam4.634. [Epub ahead of print]
  12. Wang HM, Cheng NM, Lee LY, Fang YH, Chang JT, Tsan DL, Ng SH, Liao CT, Yang LY, Yen TC. (2016, 2) Heterogeneity of (18) F-FDG PET combined with expression of EGFR may improve the prognostic stratification of advanced oropharyngeal carcinoma. Int J Cancer. 138(3):731-8. doi: 10.1002/ijc.29811. Epub 2015 Sep 1.
  13. 12. Lee LA, Huang CG, Tsao KC, Liao CT, Kang CJ, Chang KP, Huang SF, Chen IH, Fang TJ, Li HY, Yang SL, Lee LY, Hsueh C, Lin CY, Fan KH, Chang TC, Wang HM, Ng SH, Yen TC. (2015, 11) Human Papillomavirus Infections are Common and Predict Mortality in a Retrospective Cohort Study of Taiwanese Patients With Oral Cavity Cancer. Medicine (Baltimore). 94(47):e2069. doi: 10.1097/MD.0000000000002069.
  14. Liao CT, Fan KH, Kang CJ, Lin CY, Chang JT, Tsang NM, Huang BS, Chao YK, Lee LY, Hsueh C, Wang HM, Liau CT, Hsu CL, Hsieh CH, Ng SH, Lin CH, Tsao CK, Fang TJ, Huang SF, Chang KP, Yen TC. (2015, 9) Clinical Outcomes of Patients with Resected Oral Cavity Cancer and Simultaneous Second Primary Malignancies. PLoS One. 10(9): e0136918.
  15. Lee LY, Chen YJ, Lu YC, Liao CT, Chen IH, Chang JT*, Huang YC, Chen WH, Huang CC, Tsai CY, Cheng AJ*. (2015, 9) Fascin is a circulating tumor marker for head and neck cancer as determined by a proteomic analysis of interstitial fluid from the tumor microenvironment. Clin Chem Lab Med. 2015 Mar 10. Clin Chem Lab Med. 53(10):1631-41. doi: 10.1515/cclm-2014-1016.
  16.  Hsu YP, Hsieh CH, Chien HT, Lai CH, Tsao CK, Liao CT, Kang CJ, Wang HM, Chang JT, Huang SF. (2015, 8) Serum markers of CYFRA 21-1 and C-reactive proteins in oral squamous cell carcinoma. World J Surg Oncol. 21;13:253. doi: 10.1186/s12957-015-0656-9.
  17. Chen SC*, Lai YH, Huang BS, Lin CY, Fan KH, Chang JT. (2015, 6) Changes and predictors of radiation-induced oral mucositis in patients with oral cavity cancer during active treatment. Eur J Oncol Nurs. 19(3):214-9.
  18. Cheng NM*, Fang YH, Lee LY, Chang JT, Tsan DL, Ng SH, Wang HM, Liao CT, Yang LY, Hsu CH, Yen TC. (2015, 3) Zone-size nonuniformity of 18F-FDG PET regional textural features predicts survival in patients with oropharyngeal cancer. Eur J Nucl Med Mol Imaging. 42(3):419-28.
  19. Lu YC, Chang JT, Huang YC, Huang CC, Chen WH, Lee LY, Huang BS, Chen YJ, Li HF, Cheng AJ*. (2015, 2) Combined determination of circulating miR-196a and miR-196b levels produces high sensitivity and specificity for early detection of oral cancer. Clin Biochem. 48(3):115-21. (共同第一作者)
  20. Huang SF, Chang JT, Liao CT, Kang CJ, Lin CY, Fan KH, Wang HM, Chen IH. (2015, 1) The role of elective neck dissection in early stage buccal cancer. Laryngoscope. 125(1):128-33.
  21. Lapke N, Lu YJ, Liao CT, Lee LY, Lin CY, Wang HM, Ng SH, Chen SJ, Yen TC. (2016, 06) Missense mutations in the TP53 DNA-binding domain predict outcomes in patients with advanced oral cavity squamous cell carcinoma. Oncotarget. 2016 Jun 8. doi: 10.18632/oncotarget.9925. [Epub ahead of print]
  22. Chiang CH, Wu CC, Lee LY, Li YC, Liu HP, Hsu CW, Lu YC, Chang JT*, Cheng AJ*. (2016, 9) Proteomics Analysis Reveals Involvement of Krt17 in Areca Nut-Induced Oral Carcinogenesis. J Proteome Res. 15(9):2981-97. doi: 10.1021/acs.jproteome.6b00138. Epub 2016 Aug 4.
  23.  Huang BS, Chen WY, Hsieh CE, Lin CY, Lee LY, Fang KH, Tsang NM, Kang CJ, Wang HM, Chang JT*. (2016, 9) Outcomes and prognostic factors for surgery followed by modern radiation therapy in parotid gland carcinomas. Jpn J Clin Oncol. 46(9):832-8. doi: 10.1093/jjco/hyw067. Epub 2016 Jun 17.
  24. Chang C, Lin WN, Hsin LJ, Lee LA, Lin CY, Li HY, Liao CT, Fang TJ. (2016, 4) Reliability of office-based narrow-band imaging-guided flexible laryngoscopic tissue samplings. Laryngoscope. 2016 Apr 23. doi: 10.1002/lary.26016. [Epub ahead of print]
  25. Wang HM, Lin CY, Hsieh CH, Hsu CL, Fan KH, Chang JT, Huang SF, Kang CJ, Liao CT, Ng SH, Yen TC. (2016, 4) Induction chemotherapy with dose-modified docetaxel, cisplatin, and 5-fluorouracil in Asian patients with borderline resectable or unresectable head and neck cancer. J Formos Med Assoc. 2016 Apr 25. pii: S0929-6646(16)30015-8. doi: 10.1016/j.jfma.2016.03.005. [Epub ahead of print]
  26. Hsieh CE, Lin CY*, Lee LY, Yang LY, Wang CC, Wang HM, Chang JT, Fan KH, Liao CT, Yen TC, Fang KH, Tsang YM*. (2016, 3) Adding concurrent chemotherapy to postoperative radiotherapy improves locoregional control but Not overall survival in patients with salivary gland adenoid cystic carcinoma-a propensity score matched study. Radiat Oncol. 2016 Mar 22;11(1):47. doi: 10.1186/s13014-016-0617-7.(共同責任作者)
  27. Adel M, Liao CT, Lee LY, Hsueh C, Lin CY, Fan KH, Wang HM, Ng SH, Lin CH, Tsao CK, Huang SF, Kang CJ, Fang KH, Wang YC, Chang KP, Fang TJ, Yang LY, Yen TC. (2016, 3) Incidence and Outcomes of Patients With Oral Cavity Squamous Cell Carcinoma and Fourth Primary Tumors: A Long-term Follow-up Study in a Betel Quid Chewing Endemic Area. Medicine (Baltimore). 95(12):e2950. doi: 10.1097/MD.0000000000002950.
  28. Chen SH, Wang HM, Lin CY, Chang JT, Hsieh CH, Liao CT, Kang CJ, Yang LY, Yen TC. (2016, 2) RGD-K5 PET/CT in patients with advanced head and neck cancer treated with concurrent chemoradiotherapy: Results from a pilot study. Eur J Nucl Med Mol Imaging. 2016 Feb 27. [Epub ahead of print]
  29. Liao CT, Kang CJ, Lee LY, Hsueh C, Lin CY, Fan KH, Wang HM, Ng SH, Lin CH, Tsao CK, Fang TJ, Huang SF, Chang KP, Chang YL, Yang LY, Yen TC. (2016, 2) Association between multidisciplinary team care approach and survival rates in patients with oral cavity squamous cell carcinoma. Head Neck. 2016 Feb 18. doi: 10.1002/hed.24276. [Epub ahead of print]
  30. Liao CT, Chen SJ, Lee LY, Hsueh C, Yang LY, Lin CY, Fan KH, Wang HM, Ng SH, Lin CH, Tsao CK, Chen IH, Chang KP, Huang SF, Kang CJ, Chen HC, Yen TC. (2016, 2) An Ultra-Deep Targeted Sequencing Gene Panel Improves the Prognostic Stratification of Patients With Advanced Oral Cavity Squamous Cell Carcinoma. Medicine (Baltimore). 2016 Feb;95(8):e2751. doi: 10.1097/MD.0000000000002751.
  31. Ng SH, Liao CT, Lin CY, Chan SC, Lin YC, Yen TC, Chang JT, Ko SF, Fan KH, Wang HM, Yang LY, Wang JJ. (2016, 2) Dynamic contrast-enhanced MRI, diffusion-weighted MRI and 18F-FDG PET/CT for the prediction of survival in oropharyngeal or hypopharyngeal squamous cell carcinoma treated with chemoradiation. Eur Radiol. 2016 Feb 24. [Epub ahead of print]
  32. Chin SC, Lin CY, Huang BS, Tsang NM, Fan KH, Ku YK, Hsu CL, Chan SC, Huang SF, Li CH, Tseng HJ, Liao CT, Liu HL, Sung K. (2016, 2) Pretreatment Dynamic Contrast-Enhanced MRI Improves Prediction of Early Distant Metastases in Patients With Nasopharyngeal Carcinoma. Medicine (Baltimore). 95(6):e2567. doi: 10.1097/MD.0000000000002567.
  33. Lee LA, Huang CG, Tsao KC, Liao CT, Kang CJ, Chang KP, Huang SF, Chen IH, Fang TJ, Li HY, Yang SL, Lee LY, Hsueh C, Lin CY, Fan KH, Chang TC, Wang HM, Ng SH, Yen TC. (2015, 11) Human Papillomavirus Infections are Common and Predict Mortality in a Retrospective Cohort Study of Taiwanese Patients With Oral Cavity Cancer. Medicine (Baltimore). 94(47):e2069. doi: 10.1097/MD.0000000000002069.
  34. Liao CT, Fan KH, Kang CJ, Lin CY, Chang JT, Tsang NM, Huang BS, Chao YK, Lee LY, Hsueh C, Wang HM, Liau CT, Hsu CL, Hsieh CH, Ng SH, Lin CH, Tsao CK, Fang TJ, Huang SF, Chang KP, Yen TC. (2015, 9) Clinical Outcomes of Patients with Resected Oral Cavity Cancer and Simultaneous Second Primary Malignancies. PLoS One. 10(9): e0136918.
  35. Chen SC*, Lai YH, Huang BS, Lin CY, Fan KH, Chang JT. (2015, 6) Changes and predictors of radiation-induced oral mucositis in patients with oral cavity cancer during active treatment. Eur J Oncol Nurs. 19(3):214-9.
  36. Kang CJ, Lin CY, Yang LY, Ho TY, Lee LY, Fan KH, Wang HM, Huang SF, Chang KP, Fang KH, Ng SH, Liao CT*, Yen TC*. (2015, 1) Positive Clinical Impact of an Additional PET/CT Scan Before Adjuvant Radiotherapy or Concurrent Chemoradiotherapy in Patients with Advanced Oral Cavity Squamous Cell Carcinoma. J Nucl Med. 56(1):22-30.(共同第一作者)
  37. Huang SF, Tung-Chieh Chang J, Liao CT, Kang CJ, Lin CY, Fan KH, Wang HM, Chen IH. (2015, 1) The role of elective neck dissection in early stage buccal cancer. Laryngoscope. 125(1):128-33.
  38. Lin, S. Y., Tsai, C. S., Chang, Y. C., Ng, K. K., Chang, T. C., Kao, W. H., Lai, C. H., Hong, J. H. The Role of Pretreatment FDG-PET in Treating Cervical Cancer Patients With Enlarged Pelvic Lymph Node(s) Shown on MRI: A Phase 3 Randomized Trial With Long-Term Follow-Up. International Journal of Radiation Oncology Biology Physics 2015; 92(3): 577-585 (SCI)
  39. Kao, W. H., Shen, Y. L., Hong, J. H. What are the Potential Benefits of Using Proton Therapy in Taiwanese Cancer Patients? Biomedical Journal 2015; (ahead of print)
  40. Hsieh CE, Lin CY, Lee LY et al. Adding concurrent chemotherapy to postoperative radiotherapy improves locoregional control but Not overall survival in patients with salivary gland adenoid cystic carcinoma—a propensity score matched study. Radiation Oncology 2016; 11: 1-10.
  41. Huang BS, Chen WY, Hsieh CE et al. Outcomes and prognostic factors for surgery followed by modern radiation therapy in parotid gland carcinomas. Japanese Journal of Clinical Oncology 2016; 46: 832-838.
  42.  Hsieh CE, Lin CY, Lee LY et al. Postoperative Radiotherapy with or without Concurrent Chemotherapy for Salivary Gland Carcinomas. Therapeut Radiol Oncol 2015; 22(2): 89-101

Q&A

Q:Khi nào nên sử dụng liệu pháp Proton?

Biện pháp xạ trị (bao gồm liệu pháp Proton) thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để điều trị triệt để ung thư, ví dụ như thực hiện xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, tạo điều kiện cho mô ung thư được cắt bỏ một cách dễ dàng; xạ trị cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại; xạ trị cũng có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị tại chỗ chủ yếu mà không cần phẫu thuật, nhằm đạt mục đích kép là kiểm soát khối u và bảo tồn cơ quan. Về phương pháp xạ trị, hiện nay phổ biến nhất là xạ trị Photon (sử dụng tia X năng lượng cao phát ra từ máy gia tốc tuyến tính để điều trị khối u). Còn liệu pháp Proton là xu hướng điều trị mới trong xạ trị, có thể giúp giảm tác dụng phụ và thậm chí có cơ hội nâng cao khả năng kiểm soát khối u.


Q:Quy trình tiến hành liệu pháp Proton ra sao?

Mỗi bệnh nhân trước khi bước vào liệu trình xạ trị Proton, đều phải được bác sĩ chuyên khoa Phóng xạ và U bướu tiến hành đánh giá tỉ mỉ và toàn diện. Sau đó căn cứ vào bệnh trạng và hình dạng khối u của từng bệnh nhân, để xây dựng một quy trình điều trị, bao gồm đổ đúc khuôn, chụp ảnh mô phỏng, lập kế hoạch điều trị chuyên biệt trên máy vi tính.

Trung tâm Xạ trị và Proton của bệnh viện tưởng niệm Chang Gung Lâm Khẩu có 4 phòng xạ trị Proton. Khi đến khám chữa bệnh, bệnh nhân phải chuẩn bị sẵn hồ sơ bệnh án, để bác sĩ đánh giá chính xác liệu bệnh nhân có phù hợp sử dụng liệu pháp Proton hay không, và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất với bệnh trạng.

Công tác chuẩn bị trước khi điều trị cũng tương tự như xạ trị truyền thống, trước hết cần đổ đúc khuôn (khuôn mẫu hoặc mặt nạ) cho bệnh nhân để cố định vị trí điều trị, sau đó tiến hành chụp mô phỏng bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT, một số bệnh nhân có thể cần thêm chụp cộng hưởng từ (MRI) mô phỏng, để xác định rõ ràng hơn phạm vi của khối u. Sau khi bác sĩ dựa vào các hình ảnh chụp chiếu để xác định phạm vi điều trị, nhà vật lý y tế sẽ lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa dựa trên mức độ ưu tiên và giới hạn các cơ quan quan trọng mà bác sĩ đưa ra. Sau khi có xác nhận và phê duyệt cuối cùng của bác sĩ, thì mới thực hiện điều trị.

Tùy theo từng khối u khác nhau, liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 8 tuần. Thông thường là mỗi ngày xạ trị 1 lần, mỗi tuần tiến hành 5 ngày. Thời gian điều trị hàng ngày là khoảng 30-60 phút tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bệnh. Đối với trẻ em thì sẽ lâu hơn, do còn cần tiến hành thủ thuật gây mê (tê), v.v. Khi tiến hành liệu pháp Proton, vì xạ trị Proton không có màu sắc hay hình dạng gì, do đó bệnh nhân sẽ không thấy đau đớn hay bất kỳ cảm giác, sau khi trị liệu cũng không để lại dấu hiệu tia xạ trên cơ thể.


Q:Bệnh tình của tôi có phù hợp sử dụng liệu pháp Proton không? Thích hợp cho những loại ung thư nào?

Không phải mọi bệnh nhân đều phù hợp áp dụng liệu pháp Proton. Để tránh gây chậm trễ cho việc điều trị bệnh và để có nhận thức và kỳ vọng hợp lý đối với liệu pháp Proton, người bệnh cần hiểu rằng, bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào cũng có những hạn chế, liệu pháp Proton là một hình thức xạ trị, nhưng nó không thể thay thế cho hóa trị và liệu pháp nhắm đích, hoặc hầu hết các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Nó phù hợp áp dụng trong xạ trị khối u ở các bộ phận khác nhau của cơ thể; các bệnh trạng có thể điều trị bằng liệu pháp xạ trị tia X, thì cũng đều có thể áp dụng liệu pháp Proton.

Thế nhưng, liệu pháp Proton cũng có những hạn chế, chẳng hạn như nếu một bệnh nhân đã bị khối u lan tỏa hoặc có nhiều vị trí di căn xa, thì dù có sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ tốt đến mấy cũng không mang lại lợi ích tổng thể đáng kể gì cho bệnh nhân. Vì vậy, không khuyến khích sử dụng liệu pháp Proton cho những bệnh nhân diện này.


Q:Các chỉ định cho xạ phẫu lập thể bằng dao Proton là gì?

Các khối u nội sọ, ổ bệnh mạch máu

Kích thước ổ bệnh: 3-10 cm

Số lượng ổ bệnh: ≤ 3 vị trí

Ổ bệnh còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tái phát sau điều trị

Bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật


Q:Tôi có cần chuẩn bị hồ sơ gì trước khi đến thăm khám bệnh không?

Kết quả sinh thiết

Hồ sơ phẫu thuật, xạ trị và lịch sử điều trị liên quan

Hồ sơ bệnh án như phim X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET/CT), v.v.


Q: Nếu muốn được các bác sĩ chuyên môn của bệnh viện chúng tôi đánh giá, thì phải liên hệ thế nào?

Nếu bạn muốn biết bệnh tình của mình có phù hợp với liệu pháp Proton hay không, có thể liên hệ với Bệnh viện Chang Gung Lâm Khẩu để được đánh giá một cách chuyên nghiệp nhất. Phương thức liên hệ tư vấn của bệnh viện chúng tôi:

Hotline: +886-3-3184301

Điện thoại: +886-3-3281200 máy lẻ 5477

Email: isc@cgmh.org.tw

WhatsApp: +886-978-839600

 

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.