Ung thư máu

Giới thiệu.

Các chỉ định cho cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Cấy ghép dị thân - thiếu máu không tái tạo tủy nghiêm trọng, bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ mãn tính, hội chứng suy tủy xương, một số loại bệnh bẩm sinh (ví dụ như chứng thiếu máu Địa Trung Hải nghiêm trọng, rối loạn chức năng miễn dịch bẩm sinh..v.v.).

Cấy ghép tự thân - u bạch huyết ác tính, bệnh bạch cầu cấp tính ở một số bộ phận, đa u tủy, ung thư buồng trứng, ung thư vú..v.v.


Tế bào gốc tạo máu.

1. Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Còn có tên gọi là cấy ghép tủy xương tự thân (tế bào gốc tạo máu ngoại biên).

Tế bào gốc được lấy từ tủy xương bệnh nhân (hay tế bào gốc tạo máu ngoại biên), chúng tôi gọi là cấy ghép tủy xương tự thân (tế bào gốc tạo máu ngoại biên). Ví dụ như trong trường hợp bệnh thuyên giảm, hay các bệnh nhân mắc bệnh ung thư mà tủy xương vẫn chưa bị khối u rắn xâm nhập (u hạch bạch huyết ác tính, ung thư vú, ung thư buồng trứng). Trước hết là hút tế bào gốc tạo máu từ tủy xương hay tế bào gốc tạo máu ngoại biên, sau đó tiến hành loại bỏ các tế bào ung thư, sau đó đem các tế bào gốc này lưu trữ đông lạnh ở nhiệt độ âm 196 độ C trong nitơ lỏng để sau này có thể tiến hành cấy ghép.


2. Cấy ghép tế bào gốc dị thể: Còn được gọi là cấy ghép tủy dị thể (tế bào gốc tạo máu ngoại biên).

Cấy ghép tế bào gốc dị thể từ người hiến là người thân trong gia đình.

Cấy ghép tế bào gốc dị thể từ người hiến không phải là người thân trong gia đình.

Cấy ghép tế bào gốc dị thể từ anh/ chị/ em song sinh cùng trứng.

Tế bào gốc dùng để cấy ghép được lấy từ cơ thể người hiến tặng, chúng tôi còn gọi là cấy ghép tủy dị thể (tế bào gốc tạo máu ngoại biên), bao gồm cấy ghép tế bào gốc tạo máu từ anh/ chị/ em song sinh cùng trứng. Cấy ghép tế bào gốc dị thể từ người hiến là người thân hay không phải người thân trong gia đình. Trong các trường hợp này cần phải thực hiện phối ghép gen (kháng nguyên bạch cầu người - HLA), phải là gen phù hợp mới có thể tiến hành điều trị cấy ghép, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng loại trừ nghiêm trọng hoặc phản ứng bộ phận dị thể sẽ phản ứng với cơ thể chủ được cấy ghép. Thông thường thì tỷ lệ tương thích hoàn toàn giữa anh chị em là khoảng 1/4, nếu như là ghép nối giữa những người không phải người thân (theo như Trung tâm tế bào gốc tủy xương Tzu Chi), thì tỷ lệ phù hợp nhỏ hơn 1/100,000.


Đội ngũ y bác sĩ.

Giới thiệu đội ngũ y bác sĩ về ung thư tế bào máu.

● Khoa ung thư máu: Li-Yun Shih, Po Teng, Po-Nan Wang, Chin-Ho Wu, Ming-Tsung Kuo, Tung-Liang Lin, Chung-Chih Tang, Hung Chang, Yu-Hsin Hung, Hsiao-Wen Kao, Hsuan-Jen Shih.

● Khoa chẩn đoán phóng xạ: Chih-Hung Hung, Hsin-Yin Lin.

Chuẩn bị trước phẫu thuật.

Thu thập các tế bào gốc tạo máu để cấy ghép.

Rút tủy xương.

Dù là phẫu thuật cấy ghép tự thân hay dị thân thì phương pháp lấy máu từ tủy cũng tương tự nhau, và thường được thực hiện trong trạng thái đã gây mê toàn thân trong phòng phẫu thuật, để tránh cảm giác đau của vết thương. Sử dụng một đầu kim chuyên dùng để rút máu đưa vào tủy xương mào chậu của bệnh nhân, sau đó lấy ra dịch tủy xương màu đỏ đặc. Lượng tủy lấy ra tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể bệnh nhân, cũng như nồng độ các tế bào gốc trong tủy xương hiến tặng, vào khoảng 2-5% lượng tủy của người hiến tặng, người hiến tặng sẽ cần khoảng 3-4 tuần để hồi phục. Quá trình lấy tủy không yêu cầu phải phẫu thuật rạch và khâu da, chỉ để lại một số lỗ nhỏ trên bề mặt da. Người hiến tặng sau khi hết thuốc mê, sẽ có cảm giác khó chịu ở nơi bị lấy tủy, nhưng người hiến có thể dùng thuốc giảm đau loại thường để kiểm soát đau, một hai ngày sau là có thể xuất viện và từ từ trở lại hoạt động bình thường.


Lấy tế bào gốc tạo máu ngoại biên.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, máu chỉ chứa một lượng rất nhỏ tế bào tạo máu, không thể cung cấp theo như mong muốn cho việc cấy ghép. Vì vậy cần phải có những cơ chế xử lý đặc biệt, cần phải đưa tế bào gốc tạo máu trong tủy xương vào trong máu ngoại biên. Thông thường cứ hai lần mỗi ngày bạch cầu ở dưới da sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng (RhG-CSF). Đến ngày thứ 4 hay thứ 5 thì sẽ thông qua nội tĩnh mạch để vào catheter 2 lòng, từ đó thông qua cơ chế phân tách tế bào để thu thập các tế bào gốc, quá trình thu thập tế bào thường từ 1-2 ngày, mỗi ngày khoảng 4 tiếng. Người hiến tặng có thể nằm trên giường bệnh đọc sách ăn uống nghỉ ngơi, và cũng không phải chịu đau đớn như trong quá trình sau khi gây mê để rút tủy, sau khi xuất viện là có thể làm việc bình thường. Vì vậy phương pháp này đang được đón nhận rộng rãi thời gian gần đây.


Lấy tế bào gốc tạo máu từ cuống rốn.

Khi thai nhi được sinh ra, từ nhau thai có thể phân tách ra được khoảng 40 đến 100cc máu, thêm vào chất chống đông máu, rồi dùng ni tơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp để đông lại để bảo quản sau này có người thích hợp thì có thể dùng để cấy ghép tế bào máu.


Những chuẩn bị trước phẫu thuật cấy ghép.

Đầu tiên, bệnh nhân phải có đủ nền tảng thể lực, mới có thể chịu được thách thức nặng nề của phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc. Tuổi tác, tình trạng cơ thể, chức năng của các cơ quan, chẩn đoán và thời kỳ của căn bệnh đều là những yếu tố cần phải được xem xét tới. Trước khi cấy ghép, cần phải thực hiện kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng cơ bản của bệnh nhân, bao gồm cả tim, phổi, gan, thận và các cơ quan khác. Ngoài ra để chuẩn bị cho việc cấy ghép, đội ngũ y tế cần phải sắp xếp một đến nhiều lần trao đổi, đánh giá tâm lý với bệnh nhân và gia đình, để biết được mức độ hiểu biết cũng như sự chuẩn bị của bệnh nhân và gia đình đối với việc cấy ghép, đặc biệt là vai trò của gia đình cũng như hệ thống hỗ trợ, cũng như cung cấp các tài liệu tham khảo về việc cấy ghép. Đồng thời cung cấp cho bệnh nhân và gia đình nhiều nguồn lực, để giảm các yếu tố tâm lý có thể làm ảnh hưởng đến việc cấy ghép.

Phác đồ điều hòa trước khi tiến hành cấy ghép.

Khi bệnh nhân bước vào phòng bệnh cấy ghép tế bào gốc tạo máu, đầu tiên phải trải qua điều trị hóa trị liều cao trong vài ngày hoặc kết hợp với điều trị chiếu xạ toàn thân. Thông qua thiêu đốt phần tủy, hệ thống miễn dịch và tế bào ung thư, sẽ tạo ra không gian trống cho tủy và các tế bào gốc mới. Đây được gọi là phác đồ điều hòa (Conditioning regimen), cũng có người gọi đây là phác đồ chuẩn bị (Preparative regimen). Trước khi thực hiện phác đồ điều hòa, trước tiên cần phải đặt ống thông tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải, để có thể thông qua đó cung cấp một đường để đưa thuốc, chất dinh dưỡng tĩnh mạch, truyền máu và lấy máu. Trong thời gian thực hiện phác đồ điều hòa, bệnh nhân thường cảm thấy yếu người, lo âu, buồn nôn và ói mửa. Những lúc này cần cung cấp cho bệnh nhân thuốc chống nôn dự phòng và các thuốc điều hòa tâm trạng, giúp giảm thiểu những khó chịu trong quá trình điều trị. Khoảng 1-2 ngày sau khi kết thúc phác đồ điều hòa, là có thể tiến hành cấy ghép tế bào gốc. Việc truyền tủy và máu chứa tế bào gốc tạo máu cũng tương tự nhau, chỉ cần đưa qua đường tiêm tĩnh mạch, không cần phải tiến hành trong phòng mổ.

Phục hồi sau phẫu thuật.

Tái tạo tủy.

Hai đến ba tuần khi cấy ghép là khoảng thời gian quan trọng và nguy hiểm nhất, bởi vì hóa trị và xạ trị liều cao trong phác đồ điều hòa có thể phá hủy nghiêm trọng hệ thống tủy và hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng suy giảm chức năng tủy nghiêm trọng, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết và loét khoang miệng, cần phải truyền máu thường xuyên và điều trị bằng kháng sinh phổ rộng và thuốc giảm đau. Bệnh nhân cấy ghép dị thể, cần phải tiếp nhận điều trị bằng thuốc dự phòng đối phó với bệnh mảnh ghép chống chủ (GvHD). Để tránh cho bệnh nhân bị nguy cơ nhiễm trùng từ bên ngoài, khi bệnh nhân ra vào phòng bệnh, thì bất luận là người thân hay nhân viên y tế thì đều phải tiến hành các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt nhất, bao gồm rửa tay vô trùng, mặc áo bảo hộ, đeo găng tay vô trùng, bao tóc, khẩu trang, bao bàn chân..v.v. Trong thời gian này bệnh nhân phải trải qua xét nghiệm máu hàng ngày để quyết định xem liệu tủy có được tái sinh thành công không và những thay đổi trong chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Khi mà tủy được cấy ghép đã tái tạo ổn định và có thể sản xuất các tế bào máu một cách bình thường, thì không cần phải tiếp tục sử dụng kháng sinh và truyền máu nữa. Nếu không bị sốt hay bị các biến chứng khác, thì bệnh nhân có thể xuất viện về nhà để tiếp tục hồi phục.


Chăm sóc tại nhà.

Thông thường khi bệnh nhân được xuất viện thì thể lực vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, có thể vẫn còn rất yếu. Trong vài tuần đầu vẫn cần phải nghỉ ngơi và điều dưỡng, và phải thường xuyên đến bệnh viện để khám bệnh và kiểm tra tủy, hệ thống miễn dịch và tình trạng hồi phục của cơ thể, ngoài ra dùng thêm các thuốc cần thiết, thậm chí là truyền máu. Trong giai đoạn này các tế bào bạch cầu của bệnh nhân cần còn chưa đầy đủ, và hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn toàn hồi phục khả năng đối kháng với các virus và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, vì vậy cần hết sức tránh đi đến những nơi công cộng, ví dụ những nơi đông đúc như rạp phim, cửa hàng tạp hóa, trung tâm thương mại..v.v. Hầu hết bệnh nhân cần thời gian phục hồi từ 3-6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn nữa, đến khi có thể hồi phục lại các hoạt động bình thường và khả năng làm việc, thì thường cần từ 9-12 tháng.


Lời kết.

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị rất gian khổ, cần sự hợp tác giữa gia đình bệnh nhân và đội ngũ y tế, giúp cho bệnh nhân có thể trải qua giai đoạn nguy hiểm nhất trong phòng bệnh là giai đoạn cấy ghép tủy một cách an toàn nhất, đồng thời tiếp tục hoàn thành giai đoạn chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện, để cho những công sức trước đó không bị bỏ phí.

Hỏi & Đáp về cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là gì?

Đây là phương pháp lấy tế bào gốc khỏe mạnh và có khả năng tạo máu từ cơ thể của người khác hay cơ thể của chính mình, cấy ghép cho cơ thể của người bệnh bị tủy xương bất thường hay suy giảm chức năng tủy xương, để thay thế chức năng tạo máu.


Tại sao phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu?

Đối với các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp, mãn tính hoặc bệnh nhân bị thiếu máu bất sản, bệnh khiến cho tủy sản sinh quá nhiều các tế bào non chưa trưởng thành (bệnh bạch cầu) hay suy thoái chức năng khiến không tạo ra đủ hồng cầu (bệnh thiếu máu bất sản). Thông qua việc sử dụng điều trị bằng hóa trị liều cao hay kết hợp với chiếu xạ toàn thân để tiêu hủy đồng thời cả tế bào bị bệnh và tế bào ác tính, tế bào máu bình thường trong cơ thể cũng bị phá hủy, lúc này có thể đưa vào các tế bào gốc tạo máu bình thường, để phục hồi lại chức năng tạo máu của bệnh nhân.


Các loại hình cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu có thể dựa vào nguồn gốc của tế bào để phân thành:

1. Cấy ghép tủy.

2. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi.

3. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu từ cuống rốn.

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.