Bệnh tăng động

Giới thiệu.

Rối loạn tăng động giảm chú ý.

Chứng giảm chú ý/ hiếu động thái quá là một bệnh sinh lý thần kinh. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em khoảng 3-7%, ở người lớn khoảng 2-5%, tỷ lệ trẻ em trai mắc bệnh so với trẻ em gái là 3:1, nam có khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn nữ, trong đó tỷ lệ này ở người trưởng thành là 2:1 hay thấp hơn. Đây là một căn bệnh gây nên bởi nhiều yếu tố, phổ biến hơn cả ở những người mà gia đình có tiền sử bệnh này. Căn bệnh gây áp lực nặng nề lên việc học tập, làm việc, quan hệ con người và gia đình, cũng như tác động lên kinh tế xã hội.


Nguyên nhân gây nên rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.

Cho đến nay tuy rằng nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá vẫn chưa có được kết luận rõ ràng. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền và gen là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh này. Tỷ lệ di truyền trung bình vào khoảng 80%, vấn đề chính nằm ở thiếu hụt chức năng ở mạch kết nối bên trong hệ thống mạch thần kinh dưới vỏ não hay những khu vực khác của não, khiến cho các bé gặp các vấn đề như không tập trung, bốc đồng, bồn chồn, mất khả năng kiểm soát động tác và tâm trạng, cũng như năng lực lên kế hoạch tổ chức. Ngoài ra, có một số yếu tố về nguy cơ cũng được cho là có liên quan, ví dụ: các chất độc, sản phụ uống rượu, hút thuốc trong khi mang thai, biến chứng nhiễm trùng và chu sinh, co giật, viêm não, tổn thương não..v.v., những phát triển bất thường ở bộ phận quản lý não và quản lý về động tác trong thời kỳ mang thai. Hiện nay các yếu tố xã hội hay gia đình không được coi là lý do dẫn đến chứng rối loạn tập trung/ hiếu động quá mức, nhưng lại có liên quan đến mức độ nghiêm trọng, độ duy trì và thời gian tiên lượng của chứng bệnh này.

Chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá là một chứng bệnh về sinh lý, bởi vậy cần phải dùng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng cốt lõi - như hiếu động thái quá, bốc đồng, thiếu tập trung. Do phần lớn các trẻ ngoài các triệu chứng cốt lõi ra, ngoài ra còn có một phần nguyên nhân do hành vi và sự tương tác tiêu cực giữa phụ huynh và các bé. Vì vậy, một kế hoạch điều trị hoàn chỉnh cần phải kết hợp giữa điều trị bằng thuốc với điều trị liệu pháp hành vị, mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho trẻ.

Việc điều trị hoàn chỉnh cần sự hợp tác giữa rất nhiều người, bao gồm bản thân bệnh nhân, người thân, thầy cô giáo, bạn bè, bác sĩ lâm sàng, và các nhân viên y tế có liên quan. Cần có chương trình đào tạo về quản lý hành vi cho gia đình và các phụ huynh, tạo nên một môi trường học đường chấp nhận hơn, giúp xã hội nhận thức tốt hơn về chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá, cũng như hiểu biết đúng đắn về các loại thuốc, đều là những việc rất quan trọng cần làm. Chỉ có sự điều trị và hợp tác một cách toàn diện, mới có thể thực sự giúp đỡ các bệnh nhân mắc chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.

Triệu chứng và chẩn đoán.

Các triệu chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.

Chứng giảm chú ý kiểu phụ có những triệu chứng dưới đây:

  1. Không thể chú ý đến những chi tiết nhỏ, hay do không tập trung dẫn đến việc học tập, làm việc hay các hoạt động khác đều mắc lỗi.
  2. Không thể duy trì sự tập trung khi làm việc hay chơi trò chơi.
  3. Hầu như không lắng nghe khi nói chuyện với người khác.
  4. Không có cách nào hoàn thành những việc mà phụ huynh hay thầy cô giáo giao cho, bao gồm bài tập về nhà, việc nhà..v.v. (không phải cố ý không tuân thủ hay do không hiểu ý, dẫn đến không thể hoàn thành các công việc được giao).
  5. Thiếu khả năng tổ chức.
  6. Thường trốn tránh, không thích hay từ chối tham gia những công việc phải sử dụng trí não liên tục, chẳng hạn như việc học ở trường hay bài tập về nhà.
  7. Dễ quên những cách thực hiện trò chơi hay mất những vật cần mang đến trường, như đồ chơi, bút chì, sách vở..v.v.
  8. Dễ bị kích thích bởi môi trường bên ngoài.
  9. Dễ quên các hoạt động thường ngày, cần người lớn nhắc nhở liên tục.

Hiếu động/ bốc đồng kiểu phụ lại có những biểu hiện sau:

  1. Không thể ngồi yên ở tại chỗ của mình, cơ thể cứ xoay tới trở lui.
  2. Thường rời chỗ ngồi trong lớp của mình, không thể ngồi yên.
  3. Chạy, nhảy, leo trèo hoạt động không phù hợp trong lớp học.
  4. Không thể yên ổn tham gia vào các trò chơi hay hoạt động giải trí.
  5. Không ngừng di chuyển, giống như một động cơ được khởi động.
  6. Nói nhiều, nói thường xuyên không đứt đoạn.
  7. Câu hỏi chưa được hỏi hết là đã giành trả lời trước.
  8. Không thể chờ đến lượt mình, thiếu kiên nhẫn.
  9. Thường ngăn hay cản trở người khác giữa chừng, ví dụ như ngắt lời hay gián đoạn vào trò chơi của người khác.

Ngoài ra còn có những triệu chứng mang tính tổng hợp, cũng có liên quan đến chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.


Chẩn đoán hội chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.

Dựa theo các nguyên tắc chẩn đoán y học tâm thần mới nhất, thì chẩn đoán cần ít nhất 6 triệu chứng không tập trung và/ hoặc 6 triệu chứng hiếu động, bốc đồng, thêm vào đó là nhiều biểu hiện triệu chứng được thể hiện rõ trong 2 hoàn cảnh hoặc hơn (trường học, gia đình, lớp học, lớp học thêm...), qua đó cũng trực tiếp thể hiện ảnh hưởng của bệnh đến việc học tập, các hoạt động xã hội và nghề nghiệp, làm giảm khả năng biểu hiện của bệnh nhân. Ngoài ra, những tình trạng như trên phải liên tục diễn ra trên 6 tháng, và phải xuất hiện trước 12 tuổi, nhằm loại trừ các bệnh lý hay các rối loạn tâm thần khác.
 

1. Chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá ở trẻ em và thanh thiếu niên:

Các trẻ mắc chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá, có một bộ phận chỉ xuất hiện hiện tượng rối loạn tập trung hoặc chỉ bị hiếu động thái quá, một số trẻ thì lại mắc tổng hợp cả hai chứng bệnh. Để có được chẩn đoán một cách chuyên nghiệp cần phải dựa vào những cuộc trao đổi chẩn đoán, cùng với quan sát hành vi, cùng với việc thu thập các thông tin của những người liên quan (ví dụ: phụ huynh, giáo viên..v.v.), ngoài ra loại trừ đi các rối loạn tâm thần và thể chất khác. Nếu cần thiết thì sắp xếp thực hiện các bài kiểm tra và đánh giá khác. Cuối cùng thì kết hợp tất cả các tài liệu trên để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
 

2. Chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá ở người lớn:

Tuy phần lớn trường hợp tiếp nhận điều trị rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá là trẻ em, nhưng phần lớn nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 40-60% bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá sẽ kéo dài các triệu chứng này đến tuổi trưởng thành. Bệnh nhân tuổi trưởng thành cùng với quá trình xã hội hóa, các triệu chứng hiếu động thái quá sẽ ít rõ ràng hơn, nhưng tình hình bệnh rối loạn tập trung sẽ vẫn tiếp tục. Chứng rối loạn tập trung ở người trưởng thành do thường không có hiện tượng hiếu động, nên thường được gọi là “chứng bệnh tiềm ẩn”. Do các triệu chứng của họ như năng lực tổ chức kém, gặp vấn đề về cảm xúc, thay đổi công việc thường xuyên làm lu mờ đi, cũng có những người trưởng thành nhờ các triệu chứng và vấn đề trên mới phát hiện mình bị hội chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá. Cũng có trường hợp bệnh nhân nhờ con cái được chẩn đoán bị hội chứng rối loạn tập trung/ hiếu động, mới phát hiện mình cũng bị làm phiền bởi các triệu chứng của hội chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá. Tóm lại, chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá ở người lớn thường không bị phát hiện, cũng không được điều trị.

Phương thức điều trị.

Đối tượng điều trị.

Việc điều trị kết hợp giữa thuốc với liệu pháp hành vi đã được công nhận là phương thức điều trị có hiệu quả nhất hiện nay. Chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá được xem là chứng bệnh sinh lý, các loại thuốc có hiệu quả điều trị triệu chứng cốt lõi, nhưng ngoài các triệu chứng cốt lõi còn cần phải kèm theo điều chỉnh các vấn đề hành vi và các tương tác tiêu cực giữa phụ huynh và con cái. Do đó, điều trị bằng thuốc kết hợp và liệu pháp hành vi mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhi.


Điều trị bằng thuốc.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn nghi ngờ việc điều trị bằng thuốc, nhưng các nghiên cứu lâu năm ở các quốc gia đã phát hiện, việc điều trị bằng thuốc là một phần rất quan trọng trong điều trị, và các loại thuốc có hiệu quả và an toàn trong điều trị cũng đã có kinh nghiệm lâm sàng khoảng hơn 50 năm. Nếu không sử dụng thuốc, thì các triệu chứng cốt lõi thường không dễ khống chế một cách hiệu quả, kết quả điều trị sẽ bị hạn chế và khó để duy trì. Hiện nay các loại thuốc được Bộ y tế phê chuẩn, có hai loại là hoạt hóa hệ thống thần kinh trung ương và phi hoạt hóa hệ thống thần kinh trung ương.


(1). Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương (Methylphenidate, MPH).

MPH là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, nó đã chứng minh được tính hiệu quả cũng như tính an toàn trong thời gian dài khi điều trị cho bệnh nhi, đối với các ca bệnh nhân trưởng thành thì hiệu quả cũng từ 70-80%. Cơ chế tác động của chất kích thích với hệ thần kinh trung ương và cơ chế của amphetamine với hệ thần kinh trung ương là tương tự nhau, có thể khiến cho chất dopamine và norepinephrine trong não hoạt động tích cực hơn. MPH hiện nay được chia thành MPH có hiệu quả ngắn với MPH có hiệu quả lâu dài:

1. MPH có hiệu quả ngắn - Ritalin.

MPH có hiệu quả ngắn có thể duy trì hiệu quả trong 3-4 giờ, một ngày cần uống từ 2-3 lần, dùng qua đường uống có được hiệu quả tuần tự khá tốt, chu kỳ bán rã khoảng 1-3 giờ. Khi đang đi học ở trường cũng cần phải uống thuốc, MPH có hiệu quả ngắn cũng có thể do sự biển đổi nồng độ của thuốc ở trong máu mà làm cho sự cải thiện độ ổn định các triệu chứng trong máu giảm bớt đi.

2. MPH có hiệu quả lâu dài - Concerta.

MPH có hiệu quả lâu dài được thiết kế dựa trên gia tăng nồng độ thuốc trong máu, nhằm tránh sự biến động nồng độ của thuốc trong máu, hiệu quả được duy trì trong khoảng 12 giờ. Các trẻ trong tuổi đi học có thể uống 1 viên trước khi đến trường, để tránh tình trạng quên uống thuốc khi ở trường, cũng như tránh bị trêu chọc ở trường, giúp tăng sự chấp nhận của trẻ với việc điều trị bằng thuốc. Cũng do nồng độ thuốc trong máu ổn định, nên tác dụng phụ cũng giảm. Về mặt liều lượng, thường bác sĩ sẽ bắt đầu với liều lượng thấp, nếu như liều thấp không đủ, thì khoảng 1-3 tuần sau sẽ tăng liều lượng, cho đến khi nào các triệu chứng được kiểm soát.


(2). Chất kích thích khu vực không phải là hệ thống thần kinh trung ương (Atomoxetine).

Bảo hiểm y tế quy định là MPH hiệu quả ngắn là loại thuốc đầu tiên được dùng trong điều trị, nhưng tùy theo mức độ phức tạp của triệu chứng, có thể sử dụng đến MPH hiệu quả dài, hoặc sử dụng loại thuốc thứ hai trong điều trị - hoạt chất Atomoxetine trong Strattera. Loại thuốc này ức chế việc tái hấp thụ chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, loại thuốc này nên được sử dụng một viên vào buổi sáng, hoặc có thể sử dụng trung bình 1/2 viên buổi sáng sớm và 1/2 viên vào buổi chiều tối. Bệnh nhân phải uống liên tục trong 2-4 tuần mới có thể có được hiệu quả tốt nhất.

Các thử nghiệm thuốc trong và ngoài nước phát hiện rằng, việc sử dụng Atomoxetine giúp cải thiện các triệu chứng hơn các thuốc an thần. Các tác dụng phụ bao gồm: chán ăn, đau đầu, dạ dày không thoải mái và mệt mỏi. Đối với các bệnh nhân, các tác dụng phụ này thường nhẹ, và thường biến mất sau thời gian ngắn. Bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh thời điểm dùng thuốc cho trẻ em, uống thuốc vào buổi tối để có thể giảm thiểu cơn buồn ngủ vào ban ngày. Ngoài ra, thuốc có thể được uống lúc ăn cơm, để giúp giảm cảm giác khó chịu trong đường tiêu hóa.


Liệu pháp hành vi.

(1). Nguyên tắc quản lý các hành vi của trẻ.

1. Thiết lập những thỏa thuận rõ ràng, đơn giản, liên tục trong gia đình.

Duy trì những trình tự và thói quen hàng ngày trong cuộc sống. Các nguyên tắc, trình tự, thói quen, tập quán này đều phải có những sự linh hoạt, để cho trẻ có không gian để thảo luận và thỏa hiệp, cũng có thể quan sát khả năng thực hiện của trẻ, và phải duy trì độ ổn định và độ khó của các hoạt động này. Phải giải thích rõ cho trẻ hậu quả của việc vi phạm các thỏa thuận gia đình này, và viết lại các thỏa thuận này, đặt nó ở nơi nào dễ nhìn thấy. Bởi vì khi quản lý hành vi của trẻ, cần phải duy trì thái độ nhất quán, nếu lúc thì mềm lòng lúc lại quá tức giận, sẽ khiến cho trẻ không biết phải làm thế nào mới đúng, và cũng không được sử dụng lời nói chỉ trích để trách cứ trẻ. Nếu như bạn muốn phạt trẻ, nên giải thích đầy đủ lý do, để cho trẻ hiểu rằng những gì mình làm là sai. Khi trẻ hiểu điều gì đúng điều gì là sai, trẻ có thể tránh và giảm thiểu việc mắc lỗi, thiết lập nên những quy chuẩn xã hội tốt. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng phải tuân thủ theo các thỏa thuận được đặt ra này.

2. Khen thưởng kịp thời.

Để tăng số lượng những hành vi tốt của trẻ, cần phải đưa ra một hệ thống các cách khen thưởng cho các hành vi tốt nhất là lựa chọn cách khen thưởng mà trẻ thích nhất. Khi trẻ có biểu hiện tốt, thì nên ngay lập tức đưa ra lời khen ngợi hay phần thường. Để cho các phần thưởng này có hiệu quả hơn, nên thường xuyên thay đổi cách thức khen thưởng, tốt nhất là nên đặt phương thức khen thưởng ở trong phạm vi mà trẻ có thể thực hiện được, có thể nâng cao nguyên tắc thúc đẩy động lực và nguyện vọng thực hiện các điều này ở trẻ. Ví dụ: khen ngợi bằng lời nói, cho trẻ những giải thưởng mà trẻ thích, tăng thời gian chơi cho trẻ..v.v.

3. Giao tiếp đơn giản ngắn gọn.

Sử dụng giọng nói rõ ràng và bình tĩnh nói chuyện với trẻ, duy trì những hướng dẫn đơn giản và rõ ràng, mỗi lần chỉ đưa ra một đến hai hướng dẫn là được. Nếu các hướng dẫn quá nhiều hay quá phức tạp, trẻ sẽ khó tìm ra đầu mối, và thậm chí có thể cảm thấy quá khó mà từ bỏ. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, nên tha thứ cho các hành vi lỗi lầm của trẻ, đồng thời xử lý hết những cảm giác giận dữ, khó chịu, không vui, bỏ hết vào “thùng rác”, không để những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng đến tâm trạng của ngày hôm sau. Dùng sự kiên nhẫn, đồng cảm và thái độ tôn trọng để giao tiếp với trẻ, sẽ giúp cho việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái.

4. Lên kế hoạch trước.

Giúp cho trẻ hình thành những thói quen tốt, như trước khi ngủ chuẩn bị sẵn sàng quần áo và cặp sách, kiểm tra các loại sách vở và bài tập cần cho các môn học ngày hôm sau, tránh việc để quên đồ đạc, giảm thiểu cảm giác thất vọng của giáo viên phụ trách, và tăng sự tự tin ở trẻ.


(2). Lời khuyên về làm bài tập về nhà.

1. Xác định khả năng hoàn thành bài tập của trẻ, và trẻ cũng phải hiểu rõ nội dung của bài tập về nhà, và tầm quan trọng của việc hoàn thành bài tập về nhà.

2. Lên một thời gian và địa điểm cố định hàng ngày, để trẻ có thể hoàn thành bài tập về nhà.

3. Nơi làm bài tập nên được bố trí đơn giản, trên bài ngoài bút viết và sách vở bài tập, không nên để các đồ đạc khác, để tránh trẻ mất tập trung.

4. Để cho trẻ hoàn thành các phân đoạn của bài tập, và phải kịp thời đưa ra lời khen mỗi khi trẻ hoàn thành một phần bài tập. Hãy để trẻ biết rằng chúng có khả năng để hoàn thành bài tập, để giúp nâng cao cảm giác thành tựu và sự tự tin.

5. Hãy để cho trẻ biết những hậu quả của việc không đạt được mục tiêu, ví dụ: nếu trẻ thất bại trong việc hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ, thì trẻ sẽ mất một số quyền lợi.

Chia sẻ bệnh án.

Trong đời sống học đường, thầy cô là người có vai trò quan trọng. Nếu trẻ có các vấn đề về học tập, giao tiếp, hành vi..v.v. thì thầy cô có thể là những người phát hiện sớm nhất. Nếu như thầy cô giáo sẵn lòng đưa các hành vi họ quan sát được này ra thảo luận với phụ huynh, thì có thể giúp cho trẻ có cơ hội tiếp nhận việc chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Có nhiều phụ huynh không thừa nhận rằng con mình có vấn đề và do đó từ chối điều trị. Những lúc này thái độ và hiểu biết của giáo viên đối với căn bệnh này thậm chí còn quan trọng hơn, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, các giáo viên có một vai trò then chốt hơn. Vì vậy, phụ huynh của các trẻ mắc chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá nên thường xuyên liên hệ và hợp tác với giáo viên, mới có thể giúp cho trẻ mắc chứng rối loạn tập trung/ hiếu động thái quá.

1. Chiến lược hành vi.

  1. Thiết lập rõ ràng các quy định trong lớp học.
  2. Thay vì trừng phạt, nên giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự quản lý.
  3. Có thể sắp xếp để bệnh nhi ngồi cạnh các bạn học có biểu hiện hành vi tốt, điều này sẽ tốt cho việc thiết lập các quy tắc ứng xử, hay cũng có thể sắp xếp cho trẻ ngồi gần với giáo viên, để giúp trẻ tập trung hơn.

2. Chiến lược năng lực tổ chức quản lý.

  1. Dạy cho trẻ sử dụng phân loại thư mực và hộp bút.
  2. Dạy trẻ sắp xếp bàn và giấy tờ, và kiểm tra định kỳ.
  3. Dạy cho trẻ sử dụng những nhãn có màu sắc để sắp xếp tài liệu.

3. Chiến lược quản lý thời gian.

  1. Dạy cách xác định thời gian và thời khóa biểu.
  2. Thiết lập quy luật thói quen cuộc sống hàng ngày.
  3. Giúp cho trẻ liệt kê ra danh sách những việc cần làm và đưa ra các tuần tự ưu tiên.

4. Kỹ năng giảng dạy.

  1. Hỏi một số các câu hỏi thú vị, dùng hình ảnh để giảng dạy, kể các câu chuyện nho nhỏ..v.v. giúp tăng sự vui vẻ và mức độ thảo luận trong mỗi bài giảng.
  2. Giảm thiểu thời gian giảng bài đơn thuần.
  3. Cho phép học sinh sử dụng bảng đen hay bảng trắng cá nhân.
  4. Sử dụng những công cụ nhắc nhở trực quan, chẳng hạn như ánh đèn, hay động tác giơ tay cho đến khi cả lớp yên lặng.
  5. Giao tiếp bằng mắt với học sinh nhiều hơn, đây là một phương thức giao tiếp hiệu quả.
Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.