Tìm hiểu về chứng tự kỷ.
Tự kỷ là một hội chứng bệnh rối loạn về sự phát triển bẩm sinh do rối loạn chức năng của não, thông thường nó có thể được phát hiện ở trẻ nhỏ trước tuổi lên hai. Các bệnh nhân chứng tự kỷ từ khi còn nhỏ đã có những biểu hiện khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, cũng như khó khăn trong việc thiết lập quan hệ tình cảm với những người xung quanh, phản ứng đối với một loạt các kích thích giác quan cũng bất thường, cũng như khó thay đổi những phương thức chơi đùa cố định hay những hành vi rập khuôn..v.v.
Năm 1943, bác sĩ về thần kinh học nhi đồng người Mỹ - đồng thời cũng là cha đẻ của ngành y học thần kinh trẻ sơ sinh Ken (Loo Kanner) đã công bố bài báo về “Chứng rối loạn tự kỷ về những tiếp xúc tình cảm” (Autistic disturbances of affective contact), trong đó miêu tả chi tiết 11 trẻ mắc các triệu chứng bệnh như miêu tả ở trên. Bác sĩ Ken gọi hội chứng này là “tự kỷ sớm nhũ nhi” (early infantile autism), hay còn gọi là “tự kỷ”.
Quá trình điều trị bệnh tự kỷ là một quá trình lâu dài và gian khổ, người không tự thân trải qua quá trình này thì không thể hiểu được. Gia đình có các trẻ cần trợ giúp đặc biệt này thì cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian chăm sóc con cái, áp lực so với người bình thường là lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, ngoài sự phối hợp giữa chuyên gia y tế, các thầy cô giáo, và phụ huynh của trẻ tự kỷ ra, thì phải liên tục củng cố tình cảm giữa vợ chồng, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm để dạy dỗ chăm sóc trẻ. Không nên quên dành chút thời gian, để cho bản thân thư giãn, mới có thể đi hết hành trình khó khăn này.
Đặc điểm của bệnh tự kỷ.
1. Gặp khó khăn trong quan hệ xã hội:
Bệnh nhân tự kỷ thường thiếu khả năng nhận biết về quan hệ giữa mình và những người xung quanh, cũng như thiếu năng lực ứng phó với các tình huống xã giao cơ bản. Vì vậy, ngay từ thời thơ ấu, có thể khó khăn trên nhiều phương diện, ví dụ như có những biểu hiện phớt lờ, không nhìn người khác, không có phản ứng khi được gọi, không sợ người lạ, thích chơi một mình, không dễ xây dựng quan hệ với người thân, thiếu khả năng tự học tự bắt chước như những trẻ bình thường, không tuân thủ những quy tắc chung thông thường như những trẻ khác, khó hiểu được cảm xúc và tình cảm của người khác, không biết cách dùng những phương pháp người khác có thể chấp nhận để bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình..v.v..
2. Gặp rào cản về ngôn ngữ và giao tiếp:
Trẻ em mắc chứng tự kỷ đều gặp rào cản rất nghiêm trọng trong ngôn ngữ và giao tiếp, trên nhiều phương diện như việc hiểu khẩu ngữ của người khác, hiểu về ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để diễn đạt suy nghĩ của mình, các em đều gặp khó khăn ở mức độ khác nhau. Một bộ phận trẻ tự kỷ lại không có ngôn ngữ mang tính chất giao tiếp, những trẻ dùng được ngôn ngữ, lại có những đặc trưng như thích nhại lại lời của người khác, đảo ngược đại từ, câu trả lời không đúng vào câu hỏi, âm điệu giọng nói đều đều không thay đổi. Ngay cả các trẻ có năng lực biểu đạt ngôn ngữ cao, khi vận dụng ngôn ngữ cũng sẽ gặp khó khăn, sẽ thường biểu hiện khó chịu nếu như đối đáp không đúng như ý của mình.
3. Các hành vi cố định đồng nhất:
Trẻ tự kỷ thường có những thói quen và cách chơi đùa cố định rất khác với những trẻ bình thường, ví dụ: thói quen đặc thù về quần áo, ăn uống, nhà ở, đi lại, ra khỏi nhà nhất định phải đi một hướng cố định, cách chơi đùa đều đều lặp đi lặp lại không thay đổi, sở thích bó hẹp và đặc biệt, bố trí môi trường cũng phải cố định, nếu như có chút thay đổi, sẽ không chấp nhận và chống đối, khóc lóc.
Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ.
Tự kỷ không phải do thái độ dạy dỗ của cha mẹ gây nên, nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được giới y học xác định, có thể do tổng hợp của nhiều yếu tố gây nên những tổn hại ở nhiều vị trí trong não bộ. Cho đến nay, vẫn không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào để ngăn chặn chứng tự kỷ. Đối với các yếu tố có thể gây nên tự kỷ, có một số mục như ở dưới đây:
1. Yếu tố di truyền:
20% trong số bệnh nhân mắc chứng tự kỷ, có thể tìm thấy trong gia tộc của họ có người chậm phát triển về tâm thần, chậm phát triển về ngôn ngữ, gần giống như chứng tự kỷ. Bên cạnh đó, khoảng 10% các bé trai mắc chứng tự kỷ có nhiễm sắc thể X dễ gãy.
2. Nhiễm virus trong khi mang thai:
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có thể do bị nhiễm virus bệnh sởi Đức hay các bệnh cúm thường thấy..v.v. khiến cho sự phát triển não của thai nhi bị tổn hại dẫn đến chứng tự kỷ.
3. Chấn thương não:
Bao gồm cả các yếu tố như trong thời gian mang thai bị trầm cảm do sảy thai, khiến cho não phát triển không toàn diện, quá trình sinh nở bị đẻ non, đẻ khó, chấn thương não ở trẻ sơ sinh, cũng như trong giai đoạn sơ sinh trẻ bị viêm não, viêm màng não và các bệnh khác, gây tổn thương cho não, đều có thể làm tăng khả năng dẫn đến tự kỷ.
4. Các bệnh chuyển hóa:
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh như bệnh Phenylceton niệu, dẫn đến rối loạn và trở ngại các chức năng của tế bào não, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng truyền tải thông tin của não, và cũng có khả năng gây ra bệnh tự kỷ.