Bệnh viện đi tiên phong trong việc sử dụng điều trị khối u bằng sóng cao tần với nhiều đầu kim, kinh nghiệm điều trị và thành quả đứng đầu các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Vào năm 2009, bệnh viện chúng tôi là nơi đầu tiên giới thiệu thiết bị tiên tiến này, đến giữa năm 2011 đã điều trị cho 70 trường hợp bệnh nhân có khối u gan có kích cỡ 3-7cm. Kinh nghiệm quý báu này đã chỉ ra rằng, dù là khối u có kích cỡ vừa (3-5cm) hoặc lớn (5-7cm) thì khả năng đốt bỏ hoàn toàn các khối u gan có thể đạt hơn 90%. Kết quả xuất sắc này đã cho thấy sự vượt trội đáng kể của phương pháp này so với phương pháp truyền thống chỉ dùng một đầu dò đơn để đốt đi đốt lại khối u. Quan trọng hơn, phương pháp điều trị tiên tiến này có thời gian tiến hành điều trị khá ngắn, nhưng tác dụng phụ cũng ít nghiêm trọng hơn (5.7%). Kết quả theo dõi bệnh nhân 2-3 năm sau ca phẫu thuật cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân có tỷ lệ sống sót hơn 3 năm. Thành tích này so với việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, thì rõ ràng có ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Gần đây, bệnh viện đã có thêm một bước tiến bằng việc sử dụng bộ điều khiển chuyển đổi sóng cao tần RFA tự động để đồng thời điều chỉnh 6 đầu thăm dò bào mòn bằng sóng vô tuyến, và đã thực hiện thành công ca điều trị khối u gan lớn (như hình). Vì vậy, nếu bệnh nhân có khối u gan cỡ đại, đồng thời vì lí do đang mắc các bệnh khác không phù hợp để phẫu thuật hoặc không sẵn sàng phẫu thuật, thì việc điều trị đốt bỏ bằng sóng cao tần RFA nhiều nhánh với đầu thăm dò tự động, sẽ mang lại cho bệnh nhân cơ hội chữa trị rất tốt.
Chú thích hình ảnh: hình ảnh khi thực hiện điều trị dưới hướng dẫn của sóng siêu âm 6 đầu kim thăm dò xuyên qua da thâm nhập thành công khối u gan ác tính cỡ đại (7cm) để bào mòn khối u bằng sóng vô tuyến. Dưới sự điều chỉnh của bộ tự chuyển đổi điều khiển tự động RFA, không cần phải phẫu thuật cũng có thể hoàn thành cắt bỏ hoàn toàn khối u gan.
Triệt đốt mà không chạm vào khối u bằng sóng cao tần với nhiều đầu kim.
Phương pháp truyền thống bào mòn bằng sóng vô tuyến chỉ sử dụng một đầu kim, yêu cầu bắt buộc phải đưa kim thâm nhập vào sâu khối u dễ dẫn đến những nghi ngờ về việc phạm vi khối u bị mở rộng (mặc dù xác suất chưa rõ, tuy nhiên các ca bào mòn bằng sóng vô tuyến thành công đều đạt phạm vi bào mòn ở mức an toàn, vì vậy mức độ bị mở rộng có xác suất thấp). Nhiều năm gần đây bệnh viện chúng tôi đã sử dụng nhiều nhánh đầu dò lưỡng cực, dòng điện chạy giữa các điện cực âm dương của các đầu dò khác nhau, nhờ đó mà diện tích đốt cũng tăng lên, không làm ảnh hưởng đến máy tạo nhịp tim, cũng không cần phải dán miếng dán dẫn điện. Đối với các khối u kích cỡ nhỏ hơn 3cm và một vài khối u nhỏ hơn 4cm, sử dụng 3-6 đầu thăm dò đặt ở vành ngoài của khối u, không cần phải để đầu kim thâm nhập vào vẫn có thể đốt bỏ khối u, có thể tránh được việc đầu kim thâm nhập vào khiến khối u lan rộng.
Điều trị bào mòn bằng sóng vô tuyến có dùng siêu âm hình ảnh để định vị.
Trong việc điều trị bệnh xơ gan hoặc sau điều trị vẫn tái phát ung thư gan, sóng siêu âm thường không dễ tìm thấy khối u. Những năm gần đây, bệnh viện chúng tôi đã sử dụng sóng siêu âm hướng dẫn định hướng (siêu âm với hình ảo trong thời gian thực - real-time virtual sonography), thời gian gần đây sử dụng CT hay MRI để định hướng, dùng sóng siêu âm để tìm thấy vị trí tương đối của khối u gan, nhờ đó mà tiến hành đốt bỏ chính xác hơn. Từ năm 2012 bệnh viện chúng tôi cũng bắt đầu sử dụng định hướng bằng siêu âm, đối tượng là khối u không thể xác định vị trí rõ ràng dưới sóng siêu âm, hay các khối u nằm ở các vị trí có nguy cơ cao hoặc khối u có kích cỡ lớn. Đối với các vị trí nguy hiểm hay các vị trí nằm ở rìa, thông qua định hướng vị trí dần dần đưa kim vào, sẽ an toàn hơn, chính xác hơn, chỉ thông qua một lần thực hiện liệu trình là có thể đốt bỏ hoàn toàn khối u.