Phẫu thuật siêu âm nội soi

Giới thiệu.

Ưu điểm.

Phương pháp siêu âm truyền thống có những ưu điểm như an toàn không sử dụng phóng xạ, tiện lợi và giá cả phải chăng..v.v.. Phương thức kiểm tra là đưa đầu dò siêu âm để ở trên bề mặt bộ phận cơ thể cần kiểm tra (ví dụ như vùng bụng), thông qua một chất gel (jelly) bôi trên bề mặt bụng, để có thể kiểm tra được các cơ quan (như gan, lá lách, thận). Tuy nhiên, đối với việc siêu âm các cơ quan rỗng ở bên trong như dạ dày, tá tràng, và các cơ quan ở bụng (như tuyến tụy), các sóng âm khi xuyên qua các bộ phận này thường không khắc phục được tình trạng sóng âm bị yếu do các tế bào mô cản trở, và cũng không thể giảm thiểu được sự nhiễu sóng gây nên bởi các luồng khí trong cơ thể, do đó kết quả siêu âm thường không lý tưởng. Siêu âm nội soi là sự kết hợp giữa nội soi và siêu âm thăm dò (với đầu dò siêu âm được gắn lên trên ống nội soi), đầu dò siêu âm sẽ được đưa sâu vào bên trong cơ thể thông qua ống nội soi, nhằm tiến hành siêu âm ở sát nhất với khu vực cần kiểm tra. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu sự nhiễu sóng do các luồng khí trong ruột, mà còn có thể sử dụng đầu dò với tần số cao hơn, để cải thiện độ phân giải của hình ảnh, giúp cho việc nội soi siêu âm các lớp của thành dạ dày càng rõ ràng hơn, nhờ đó mà phát hiện ra được các tổn thương bị ẩn giấu.

Cho đến nay rất nhiều tài liệu nghiên cứu đều chứng thực rằng phương pháp EUS đều tốt hơn các xét nghiệm hình ảnh khác trong việc định vị khối u trong thành dạ dày cũng như xác định các giai đoạn của ung thư. Các nội soi thông thường có thể giúp quan sát rõ dạ dày, những thay đổi trong niêm mạc tá tràng, tuy nhiên những tổn thương ở dưới niêm mạc hay bên ngoài thành các cơ quan thì lại rất khó để biết. Chụp CT cắt lớp cũng là phương pháp kiểm tra rất tốt và rất chính xác, tuy nhiên giá thành cao, việc dị ứng với chất cản quang, nguy cơ nhiễm độc thận và phơi nhiễm phóng xạ lại là những khuyết điểm của phương pháp này. Hiện nay, thông qua việc sử dụng kỹ thuật siêu âm nội soi, có thể dễ dàng hoàn thành các kiểm tra tổn thương ở dạ dày, niêm mạc tá tràng, tầng dưới niêm mạc hay khu vực bên ngoài thành các cơ quan.

Đối tượng điều trị.

Đối tượng điều trị.

Các chỉ định.

  1. Các bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư tá tràng giai đoạn đầu phải tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u: phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u bao gồm phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc, nội soi bóc tách dưới niêm mạc, nội soi argon đông máu huyết tương. Các phẫu thuật chủ yếu cung cấp cho các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu một phương pháp loại bỏ khối u bằng nội soi mà không phải mổ ở bụng. Điều kiện tiên quyết của phương pháp này đó là khối u ở niêm mạc phải là khối u ở giai đoạn đầu. Hiện nay công cụ hình ảnh có thể xác định chính xác nhất xem ung thư có phải ở giai đoạn đầu hay không chính là phẫu thuật siêu âm nội soi.
  2. Các bệnh nhân ung thư dạ dày, tá tràng ở giai đoạn phân chia: cần xem xét xem các tế bào của khối u đã xâm phạm đến mức độ nào, liệu có cổ trướng di căn hạch hay không, từ đó quyết định phương thức điều trị tốt nhất và đưa ra tiên lượng tốt nhất cho bệnh nhân. Định nghĩa của ung thư giai đoạn đầu là khi tế bào ung thư chỉ giới hạn ở niêm mạc hay dưới niêm mạc, không cần biết có hạch di căn không. Nếu siêu âm nội soi có thể tìm thấy di căn hạch, thì bệnh nhân tốt nhất phải đi làm phẫu thuật cắt bỏ gốc ung thư, mà không cần làm nội soi cắt bỏ niêm mạc.
  3. Khối u dưới niêm mạc: thời gian trước đây khi vẫn chưa xuất hiện siêu âm nội soi, chỉ có phương thức nội soi thông thường để theo dõi thường xuyên nhất những thay đổi của khối u, nếu như có gì nghi ngờ, thì sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ. Hiện nay, đã có thể thông qua siêu âm nội soi, có thể phân biệt khối u ở dưới niêm mạc rốt cuộc là từ tầng dưới niêm mạc sinh ra (như tuyến tụy phế vị, u mô mỡ giữa da và cơ lipoma, các thể ung thư bất thường carcinoid), hay khối sinh ra từ tầng cơ như u mềm cơ trơn hay u mô đệm đường tiêu hóa (GIST), từ đó làm nền tảng tham khảo cho bước tiếp sau đó là tiếp tục theo dõi hay là điều trị. Đặc biệt là các khối u phát triển ra ngoài như GIST thường khi là khối u trong ống nang thì khá nhỏ, còn khi là khối u ngoài ống nang thì thường khá to. Các trường hợp này phải thông qua siêu âm nội soi mới biết được.
  4. Ung thư hạch bạch huyết dạ dày liên quan đến niêm mạc: đây là ung thư hạch bạch huyết ác tính cấp thấp, có phản ứng tốt với hóa trị. Đặc biệt nếu như lượng vi khuẩn H. pylori là dương tính, thì chỉ cần loại trừ được vi khuẩn này, là có thể điều trị với hiệu quả khá tốt. Nhưng làm thế nào để biết được hiệu quả của việc điều trị? Làm cách nào để theo dõi nó? Siêu âm nội soi dạ dày được công nhận là một trong những phương pháp kiểm tra tốt nhất. Bất luận là trong việc kiểm tra độ dày của niêm mạc dạ dày hay tầng dưới niêm mạc dạ dày có bị giảm bớt, hay là các hạch bạch huyết biến mất..v.v.. thì phương pháp siêu âm nội soi vẫn vượt trội hơn chụp cắt lớp CT.
  5. Chẩn đoán phân biệt phì đại nếp gấp dạ dày (fold): đối với các bệnh ung thư lớp da như ung thư dạ dày, u hạch bạch huyết dạ dày, phì đại nếp gấp dạ dày Menetrier hay giãn tĩnh mạch dạ dày (Varices), chỉ xác định khu vực thông qua nội soi đôi khi không dễ dàng. Chỉ có dùng phương pháp siêu âm nội soi mới có thể kiểm tra được.
  6. Tổn thương ở ngoài lòng của dạ dày, tá tràng: thường thấy nhất là áp lực ngoài lòng (external compression). Ngoài ra, trong trường hợp là tá tràng, các bệnh nhân bị chứng tắc nghẽn vàng da, một số có nguyên nhân do khối u phình ra từ u bóng Vater. Những lúc này thì siêu âm nội soi tá tràng có thể giúp xác định chính xác giai đoạn của khối u, để xem liệu các mạch máu có bị ảnh hưởng không, liệu có thích hợp để tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tận gốc hay tiến hành kỹ thuật dẫn lưu đường mật qua da là được.

Các nguy cơ.

Kiến nghị đợi một giờ đồng hồ sau phẫu thuật mới ăn, nhằm tránh việc cổ họng vẫn còn tác dụng của thuốc mê khiến thức ăn lạc vào khí quản. Về cơ bản, kiểm tra bằng siêu âm nội soi là phương pháp kiểm tra hết sức an toàn, các nguy cơ biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, viêm phổi do hít phải vật lạ đều hết sức thấp. Đã có báo cáo về trường hợp bị thủng thực quản, tuy nhiên trường hợp này là do thực quản vốn đã có bệnh mới phát sinh, tỷ lệ các nguy cơ biến chứng phát sinh do các hoạt động khác là một phần ngàn. Trong trường hợp có bất cứ khó chịu gì sau phẫu thuật, cần ngay lập tức quay lại bệnh viện, ví dụ như bị đau bụng hay chảy máu, phải tức khắc ngừng ăn, bổ sung chất lỏng, chụp X-quang, để kiểm tra xem có hiện tượng thoát khí (free air) do thủng ở bộ phận nào gây nên không. Nếu có, thì phải lập tức hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật, và để xem có mổ hay không, thì phải xem xét tình hình để quyết định.

 

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.