Giới thiệu nội soi

Giới thiệu.

Giới thiệu.

Trong đường tiêu hóa, ruột non là cơ quan dài nhất. Độ dài ruột non của người lớn trung bình có thể lên đến 5-7 mét. Đường ống ruột dài như vậy, nên hình thành rất nhiều các vòng khoảng không thông trong phúc mạc, cũng giống như một quả bóng len được gút lại. Nhờ vào những đặc tính này, mà từ 2,000 năm trước công nguyên, các bệnh về đường ruột được các bác sĩ về dạ dày tiêu hóa coi như là một khối khó tiếp cận, nó thậm chí được xem như một điểm mù. Một số công cụ chẩn đoán truyền thống có thể kể đến như: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa với Barium, đẩy mạnh phẫu thuật nội soi, nội soi ruột kết..v.v. Các phương pháp này nếu không đáp ứng nhu cầu chẩn đoán, thì tỷ lệ biến chứng sau kiểm tra cũng quá cao.

Tình trạng này kéo dài cho đến những năm 2000-2001, nhờ vào hai phát minh trong kỷ nguyên thì mới bắt đầu có được những thay đổi lớn: hai phát minh này một cái là viên nang nội soi (capsule endoscopy) được phát minh vào những năm 2000, cùng với kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi (double-balloon enteroscopy) do Bác sĩ Yamamoto Goto của Nhật Bản phát minh ra vào năm 2001. Hai phương thức kiểm tra này, giúp cho tỷ lệ chẩn đoán các bệnh về đường ruột tăng lên 60-80%, vượt trội hơn so với tất cả các phương pháp chẩn đoán truyền thống trước đây. Trong đó, kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi ngoài chức năng chẩn đoán ra, còn có khả năng “điều trị” nội soi các bệnh nhất định về đường ruột.

Về bề ngoài thì nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi có phần giống với nội soi dạ dày mà nhiều người vẫn biết. Tuy nhiên chiều dài của phần kính nội soi của kỹ thuật này dài hơn, lên đến 200cm, trong khi đường kính ngoài của kính nội soi là 9.4cm (có lợi cho việc mở rộng phạm vi sử dụng của các thiết bị sử dụng để tiến hành nội soi trong nhiều phẫu thuật nội soi khác nhau). Vì thế mà cũng cần sử dụng một ống bao ngoài được tạo ra từ một loại chất liệu đặc biệt. Ở phía trên ống kính nội soi cũng như trên ống bao, còn gắn thêm một bóng (balloon) làm từ chất liệu đặc biệt, có thể thêm khí vào để làm căng phồng lên hay xả xẹp khí để quay về nguyên trạng. Bằng cách lợi dụng hai trạng thái của túi khí này, có thể giúp cho ống kính nội đính chắc vào, kẹp chặt phần ruột non, di chuyển từng chút một về phía trước, từ đó tiến hành kiểm tra và điều trị cho ruột non. Nhìn chung, do ruột non có chiều dài lên đến 5-7 mét, kết hợp hai lần kiểm tra ruột non thông qua đường miệng và đường hậu môn, mới có thể hoàn thành toàn bộ phần kiểm tra cho ruột non. Nội soi ruột non qua đường miệng không đòi hỏi phải đặc biệt chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật, chỉ yêu cầu không ăn uống khoảng 8-12 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật. Trong khi nội soi ruột non qua hậu môn, thì bệnh nhân bắt buộc phải uống các loại thuốc để làm sạch ruột trước khi phẫu thuật, giống như các kiểm tra nội soi đại tràng trước khi phẫu thuật.

Đối tượng điều trị.

Đối tượng điều trị.

Kể từ khi kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi ra đời năm 2001, trải qua nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, các chỉ định được công bố rộng rãi trên khá nhiều báo cáo, bao gồm:

  1. Xuất huyết tiêu hóa không rõ nguồn: cụ thể là dù bị xuất huyết tiêu hóa, sau khi thực hiện nội soi dạ dày và nội soi đại tràng, vẫn không thể tìm ra nơi chảy máu; đây là một trong những chỉ định rõ nhất của nội soi ruột non. Đối với một số hiện tượng xuất huyết từ mạch máu hoặc xuất huyết bởi tổn thương do viêm, thì cũng có thể điều trị thử sử dụng phương thức nội soi, ví dụ: đốt điện bằng Argon-Plasma, kẹp cầm máu, là có thể đạt được mục tiêu cầm máu.
  2. Kiểm tra ruột non sau nội soi viên nang: chủ yếu là do hiện nay viên nang nội soi vẫn còn thiếu các chức năng khí nén, kiểm tra và điều trị. Sau khi nội soi viên nang được đặt vào vị trí của bệnh, có thể dựa vào đó mà lựa chọn làm nội soi ruột non qua miệng hay hậu môn, qua đó tiến hành kiểm tra chi tiết hơn về bệnh, sinh thiết hay là điều trị.
  3. Chẩn đoán và điều trị các thương tổn hẹp: ví dụ như bệnh Crohn gây nên chứng hẹp đường ruột, có thể sử dụng nội soi ruột non để tiến hành phẫu thuật đặt bóng giãn nở.
  4. Chẩn đoán và điều trị các tổn thương khối u: ví dụ, có thể tiến hành sinh thiết khối u và cho “xăm” (tattoo) khối u, sau đó bác sĩ phẫu thuật áp dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để tiến hành nội soi cắt bỏ khối u; đối với người mắc chứng Peutz-Jeghers có nhiều polyp ruột, có thể sử dụng phẫu thuật nội soi để trực tiếp cắt bỏ.
  5. Lấy vật lạ ra khỏi ruột non: ví dụ như phẫu thuật nội gắp bỏ các thẻ mắc trong ruột nang.
  6. Chẩn đoán đau bụng hay tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
  7. Các phẫu thuật khó như nội soi đại tràng hay nội soi chụp mật tụy ngược dòng: đối với các bệnh nhân đã qua phẫu thuật dẫn đến thay đổi hay làm dính lại các vị trí giải phẫu học, hay các bệnh nhân bị chứng ruột vòng, sau khi tiến hành nội soi đại tràng hay nội soi chụp mật tụy ngược dòng đều thất bại, có thể sử dụng phương thức nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi để nâng cao tỷ lệ thành công của việc kiểm tra.

Các biến chứng của kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi bao gồm tổn thương niêm mạc ruột (thường là có khả năng tự chữa bệnh), xuất huyết, thủng ruột, viêm tụy (sau nội soi qua đường miệng), viêm phổi do hít hay nuốt, chứng loạn nhịp tim..v.v. Qua phân tích của các chuyên gia như May trên 2,300 ca nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi, thì tỷ lệ biến chứng khi chẩn đoán bằng nội soi bóng đôi là vào khoảng 1%, còn tỷ lệ biến chứng khi điều trị ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi là khoảng 4%.

Từ tháng 11 năm 2003, khoa gan mật tiêu hóa của bệnh viện chúng tôi đã đưa về kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đôi, cho đến nay chúng tôi đã hoàn thành khoảng 200 ca kiểm tra. Tỷ lệ tiến hành chẩn đoán các bệnh về ruột non là khoảng 75%, trong khi điều trị can thiệp cho các bệnh nhân đã được chẩn đoán có thể đạt khoảng 70%. Trong số các biến chứng, ngoài một số biến chứng nhỏ, chứng đầy bụng có thể tự chữa và chứng đau bụng ra, thì các biến chứng nghiêm trọng chỉ được tìm thấy trong một số trường hợp (0.5%). Với các thành quả đạt được thì chúng tôi cũng không thua kém so với các trung tâm y tế ở nước ngoài.

Trong những năm gần đây, cùng với những tiến bộ trong công nghệ y khoa, hiện nay đã có các phát minh mới như kỹ thuật nội soi ruột non bằng hệ thống nội soi bóng đơn, hay kỹ thuật nội soi xoắn ốc. Sự xuất hiện của các kỹ thuật này đã tạo nên cột mốc mới trong việc điều trị các bệnh đường ruột. Với sự giúp đỡ của nội soi ruột non, chúng tôi hy vọng có thể giải quyết được những vấn đề về ruột non mà trước đây không thể xử lý được, mang lại lợi ích cho càng nhiều bệnh nhân bệnh đường ruột.

 

- Bài báo được công bố trên Bản tin y khoa Chang Gung quyển 31 kỳ 9.

Copyright © 2015 CHANG GUNG MEMORIAL HOSPITAL, All Right Reserved.