Đối tượng điều trị.
Từ năm 1968, nội soi mật tụy ngược dòng đã được tiến hành theo phương pháp truyền thống. Qua 40 năm phát triển, tuy nội soi mật tụy ngược dòng vẫn là một phương pháp xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều biến chứng. Tuy nhiên, với sự phổ biến của kỹ thuật, sự tiến bộ của máy móc, khả năng kiểm soát và hiểu biết về các nguy cơ khác nhau, tỷ lệ thành công và độ an toàn của nội soi mật tụy ngược dòng đã có những tiến bộ đáng kể. Khi tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng theo phương pháp truyền thống, tỷ lệ thành công đối với các bệnh nhân bình thường có thể đạt tầm 95%. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân sau khi giải phẫu nội soi chụp mật tụy ngược dòng mà vị trí bộ phận bị thay đổi thì tỷ lệ thành công của phẫu thuật lại khá thấp. Về nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thành công thấp của nội soi chụp mật tụy ngược dòng mà vị trí bộ phận bị thay đổi sau khi tiến hành nội soi, chủ yếu là do nội soi truyền thống không thể rút ngắn chiều dài của ruột non để tiếp cận lối vào tuyến mật. Các phẫu thuật làm biến đổi vị trí giải phẫu sau phẫu thuật bao gồm phẫu thuật nối dạ dày hỗng tràng Billroth II (Billroth-II gastrojejunostomy), phẫu thuật cắt khối tá tụy (Whipple sugery), nối mật ruột qua quai hỗng tràng Roux-en-Y (Roux-en-Y anastomosis).
Về tỷ lệ thành công của các nội soi chụp mật tụy ngược dòng mà vị trí bộ phận bị thay đổi sau khi tiến hành nội soi, đối với bệnh nhân tiến hành phẫu thuật nối dạ dày hỗng tràng Billroth-II gastrojejunostomy vào khoảng 50-92%, còn với phẫu thuật cắt khối tá tụy Whipple sugery thì khoảng 51%, còn ở những bệnh nhân nối mật ruột qua quai hỗng tràng Roux-en-Y (Roux-en-Y anastomosis) vào khoảng 33-67%. Với các bệnh nhân đã làm phẫu thuật truyền thống mà vị trí bộ phận bị thay đổi sau khi tiến hành nội soi, khiến cho nội soi chụp mật tụy ngược dòng bị thất bại, thì cần phải tiến hành phẫu thuật chụp và dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da (Percutaneous transhepatic cholangiography and drainage, PTCD) hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên dù là phẫu thuật chụp hay dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da, thì các rủi ro và biến chứng đều tương đối cao. Vì vậy, nếu có thể khắc phục được việc vị trí giải phẫu bị thay đổi sau phẫu thuật, dẫn đến nội soi truyền thống không có cách nào rút ngắn được chiều dài của ruột non để tiếp cận lối vào tuyến mật, đồng thời tiến hành nội soi chụp mật tụy ngược dòng đối với các bệnh nhân bị thay đổi vị trí giải phẫu sau phẫu thuật, thì đây là một lựa chọn tương đối tốt. Do nội soi ruột non bằng bóng đôi có các đặc tính như giúp kéo ruột non ngược lại, dần dần lồng vào nhau, và từ đó rút ngắn chiều dài của ruột non, nhờ đó phương pháp này có thể giúp khắc phục vấn đề không thể rút ngắn được chiều dài của ruột non để tiếp cận lối vào tuyến mật mà phẫu thuật truyền thống gặp phải. Vì vậy, nội soi ruột non bằng bóng đôi là phương pháp điều trị hàng đầu đối với các bệnh nhân bị thay đổi vị trí giải phẫu sau phẫu thuật cần tiến hành nội soi chụp mật tụy ngược dòng.
Nội soi ruột non qua trực tràng.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Dựa trên kinh nghiệm của bệnh viện chúng tôi, thì nội soi ruột non bằng bóng đôi là phương pháp điều trị khá an toàn, tỷ lệ thành công khá cao đối với các bệnh nhân bị thay đổi vị trí giải phẫu sau phẫu thuật cần tiến hành nội soi chụp mật tụy ngược dòng (DBE-ERCP). Thông qua sử dụng nội soi ruột non bằng bóng đôi để tiến hành nội soi đặc thù chụp mật tụy ngược dòng, có thể cung cấp cho bệnh nhân đã thất bại khi tiến hành nội soi truyền thống để phẫu thuật chụp nội soi mật tụy ngược dòng, nay có thêm một phương pháp phẫu thuật mới an toàn và không phải tiến hành phẫu thuật chụp và dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da.
- Bài báo được công bố trên mục tin tức Chang Gung, quyển số 30 kỳ thứ 9.